Phải làm sao có thể nuôi cá Bảy Màu con khỏe mạnh, nhanh lớn đang là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Mặc dù được biết đến là loài cá dễ chăm sóc nhưng để cá khỏe mạnh vẫn cần phải có kỹ thuật chăm sóc toàn diện nhất. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Nuoitrong.com sẽ hướng dẫn bạn cụ thể cách nuôi cá Bảy Màu con không chết. Mời bạn theo dõi.
Tại sao nuôi cá Bảy Màu con chết liên tục?
Cá Bảy Màu là loài cá cảnh được nhiều người yêu thích bởi có màu sắc bắt mắt và có tính phong thủy cao. Khác với cá Bảy Màu trưởng thành, khi nuôi cá Bảy Màu con cần phải có kỹ thuật chăm sóc riêng biệt. Nếu không cá khó có thể sinh trưởng tốt và sẽ chết ngay trong thời gian ngắn. Vậy đâu là những lý do khiến cá Bảy Màu con lại chết liên tục như vậy?
1.1 Chất lượng nguồn nước kém
Lý do phổ biến nhất khiến cho cá Bảy Màu con bị chết là do nguồn nước nuôi không đảm bảo.
Khi cho cá ăn bạn đã không dọn dẹp hết thức ăn dư thừa, lâu dần tích tụ làm ô nhiễm bể thủy sinh. Đồng thời trong quá trình sinh hoạt, cá thải ra chất thải không được dọn sạch cũng làm ô nhiễm nước. Theo thời gian, mức độ ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng khiến cá Bảy Màu con bị bệnh và chết.
Ngoài ra, trong môi trường nuôi của cá bị thiếu oxy cũng có thể khiến cho cá bị chết. Bạn cần tùy chỉnh nhiệt độ nước sao cho phù hợp. Không để nước quá ấm hoặc quá lạnh vì sẽ khiến cá bị sốc nhiệt.
Khi bạn sử dụng nước nuôi bị nhiễm clo cũng sẽ khiến sức khỏe cá bị yếu đi. Nếu bắt buộc sử dụng nước máy bạn cần phải xử lý trước khi cho vào bể cá.
1.2 Bệnh và ký sinh trùng
Nhiều người nuôi cá cảnh trong quá trình vệ sinh bể cá đã không dọn dẹp kỹ nên trong bể vẫn tích tụ nhiều vi khuẩn. Khi cá bị yếu, stress sẽ các mầm bệnh, ký sinh trùng sẽ rất dễ tấn công. Trường hợp này đến cả những chú cá trưởng thành khỏe mạnh còn dễ bị nhiễm bệnh chứ nói gì đến đàn cá con có hệ miễn dịch kém.
Các bệnh mà cá Bảy Màu con dễ mắc phải đó là bệnh ick (là bệnh đốm trắng), bệnh nhung (là bệnh bụi vàng trên cơ thể cá), bệnh thối vây và bệnh sán. Sẽ có những bệnh có thể điều trị nhưng cũng có những bệnh không thể điều trị. Với đàn cá cá con sức khỏe yếu khi nhiễm bệnh khả năng phục hồi là rất ít, đa số sẽ chết ngay sau khi nhiễm bệnh.
1.3 Cho cá ăn uống không khoa học
Việc cho cá ăn quá nhiều không phải là tốt mà gây nguy hiểm lớn cho cá. Mỗi ngày bạn nên cho cá con ăn nhiều bữa chứ không phải ăn một bữa với thật nhiều thức ăn. Để cá con quá no sẽ dẫn đến tình trạng sình bụng, khó tiêu, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Phần khác thức ăn thừa quá nhiều trong bể nếu không được dọn dẹp kỹ sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.
1.4 Mức amoniac trong bể tăng cao
Mức amoniac quy định trong bể cá phải luôn ở mức 0 ppm. Điều đó có nghĩa là trong bể cá Bảy Màu con không được chứa amoniac. Nếu hàm lượng amoniac vượt quá chỉ số cho phép sẽ biến amoniac ngay lập tức thành nitrit và sau đó thành nitrat. Nếu để cá con sống trong môi trường chứa các chất nguy hiểm này cá con sẽ chết rất nhanh.
Một số yếu tố kiến cho nồng độ Amoniac tăng cao như:
– Thức ăn thừa của cá bị phân hủy và chuyển thành amoniac
– Cá con chết không được lấy ngay ra khỏi bể, quá trình phân hủy cũng làm tăng nồng độ amoniac.
– Bộ lọc bể cá không được làm sạch cũng khiến nguồn nước nhiễm amoniac
1.5 Mật độ nuôi cá con không phù hợp
Cá Bảy Màu con khá nhanh lớn. Nếu bạn nuôi cá với mật độ quá dày sẽ khiến cá không có không gian sống, nồng độ oxy trong bể giảm. Tình trạng này để kéo dài quá lâu cũng có thể gây tử vong cho cá Bảy Màu con.
Khi đàn cá con lớn bạn nên tách bầy, chuyển bớt cá sang một bể khác. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt mật độ nuôi cá.
1.6 Chu trình tạo vi sinh trong bể không đúng
Có nhiều người mới nuôi cá sẽ setup một bể cá đơn giản và thả luôn cá vào bể. Sau một vài tuần thấy đàn cá lần lượt chết mà không hiểu lý do vì sao. Câu trả lời ở đây đó chính là bạn không tạo được một hệ vi sinh ổn định cho bể cá.
Để khắc phục điều này bạn cần phải tạo cho cá một hệ vinh cho cá ổn định trước. Thường một hệ vi sinh ổn định thường mất khoảng 1 – 2 tuần kể từ khi thiết lập bể cá.
1.7 Nhiệt độ nước thích hợp
Đối với cá Bảy Màu con nhiệt độ thích hợp nhất để sinh trưởng và phát triển đó là trong khoảng từ 22 – 18 độ C. Bạn hạn chế cho nước thấp dưới 22 độ C vì cá Bảy Màu không ưa nước lạnh nên sức khỏe sẽ kém đi. Bên cạnh đó, nước quá ấm cũng gây nguy hiểm cho cá Bảy Màu. Khi nước trong bể nóng lên sẽ khiến cho nồng độ oxy giảm, đàn cá sẽ khó thở, mệt mỏi.
1.8 Cá giống con kém chất lượng
Nếu bạn tự kích cá Bảy Màu đẻ tại nhà thì nên chọn cá bố và mẹ khỏe mạnh. Hạn chế cho cá Bảy Màu giao phối cận huyết bởi cá con sinh ra sức khỏe sẽ không tốt.
Còn khi mua cá Bảy Màu con từ cửa hàng nếu bạn chọn cửa hàng kém uy tín thì đàn cá sẽ có chất lượng thấp. Kể cả cá có màu sắc sặc sỡ thì cũng có thể có di truyền xấu dẫn tới chết sớm.
Cách nuôi cá Bảy Màu con không chết, khỏe mạnh, lên màu đẹp
Vậy cách nuôi cá Bảy Màu con không bị chết như thế nào? Dưới đây Nuoitrong.com sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết nhất:
2.1 Chọn bể nuôi cho cá
Bạn cần phải chọn một bể nuôi có kích thước phù hợp với số lượng cá mà bạn nuôi. Như thế sẽ giúp những chú cá con có không gian thoải mái để tung tăng bơi lội.
Để đàn cá ó đầy đủ oxy, bạn cũng bố trí thêm máy bơm không khí để tăng cường lượng oxy cần thiết trong nước.
Bên trong bể cá cần phải bố trí thêm các loài cây thủy sinh, rong rêu ở bên trong. Điều này sẽ tạo cho cá có được không gian để trú ẩn.
Để đàn cá Bảy Màu con không chết người nuôi cũng cần phải quan tâm đặc biệt chất lượng nước. Những chú cá con sức khỏe còn yếu nên mỗi lần vệ sinh thay bể bạn không nên thay toàn bộ nước. Thay vào đó bạn chỉ nên thay 30% nước cũ với chu kỳ 1 lần/tuần.
Độ pH thích hợp đối với sự phát triển của đàn cá con đó là từ 6.7 – 7.4 độ.
Lưu ý: Nếu bạn không có điều kiện dùng hệ thống máy lọc nước thì có thể sử dụng thêm các loại rong hay cây thủy sinh, nham thạch để nước luôn sạch sẽ.
Ánh sáng cũng là một yếu tố quyết định cá đàn cá Bảy Màu con có khỏe mạnh, khi lớn có lên màu đẹp hay không. Nếu ánh sáng không đủ, màu sắc nhợt nhạt, mất đi sức sống. Ánh sáng thích hợp với cá con là ánh sáng nhẹ, không gay gắt. Nếu bạn sử dụng đèn nhân tạo thì sẽ mở đèn trước lúc ăn khoảng 1 giờ và tắt sau lần ăn cuối cùng của cá. Buổi tối không nên bật đèn vì khoảng thời gian này cá cần nghỉ ngơi.
2.2 Lựa chọn thức ăn cho cá Bảy Màu con
Cá Bảy Màu vốn là loài ăn tạp nên cá có thể ăn rất nhiều các loại thức ăn khác nhau. Đối với những chú cá mới nở thức ăn phù hợp nhất sẽ là ấu trùng Artemia, trùng chỉ, giáp xác hoặc lươn giấm,… Chu kỳ tiêu hóa của cá con chỉ khoảng 20 – 30 phút. Điều này có nghĩa là chỉ khoảng sau 30 phút là cá có thể ăn bữa ăn tiếp theo. Tuy nhiên không phải vì vậy mà bạn cho cá ăn quá nhiều lần. Các chuyên gia khuyên là đối với cá con mới nở mỗi ngày bạn sẽ cho ăn từ 5 – 7 lần/ngày. Mỗi lần chỉ cho ăn một lượng thật nhỏ.
Khi cá lớn hơn một chút bạn có thể cho cá con ăn các dạng thức ăn dạng mảnh. Hãy chắc chắn là thức ăn đã được nghiền nát thành miếng nhỏ để không nguy hại cho hệ tiêu hóa của cá. Ngoài ra bạn cũng có thể cho cá ăn các loại thức ăn dạng bột có nhiều protein.
Lòng đỏ trứng gà cũng là thức ăn rất tốt cho cá Bảy Màu con. Cách chế biến khá đơn giản, bạn dùng lòng đỏ của một quả trứng luộc chín và đánh thành hỗn hợp sền sệt. Thêm một lượng nhỏ vào cá con của bạn hai lần một ngày.
Hằng ngày bạn cho cá ăn đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau để cá có đủ khoáng chất, vitamin cần thiết.
Mỗi bữa bạn cung cấp khẩu phần văn vừa đủ, đúng bữa, đúng giờ. Đa phần nếu không được cung cấp thức ăn trong vòng 3 – 5 ngày cá vân có thể sống bình thường. Tuy nhiên sức khỏe của cá sẽ kém đi. Vì thế để cá luôn khỏe mạnh, không bị chết bạn hãy bổ sung thức ăn dinh dưỡng đều đặn cho cá mỗi ngày.
2.3 Cách xử lý cá Bảy Màu con bị bệnh hiệu quả
Dù bạn có cẩn thận chăm sóc cá tốt đến đâu thì đôi khi cũng khó có thể tránh khỏi việc cá bị bệnh. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu và cách điều trị các căn bệnh phổ biến ở cá Bảy Màu con, bạn hãy tham khảo nhé.
– Bệnh đốm trắng
Đây là căn bệnh khá phổ biến. Khi mắc bệnh cá sẽ xuất hiện các đốm trắng trên cơ thể, chán ăn, bơi chậm chạp hay cọ mình vào thành bể. Để phòng tránh bệnh bạn cần phải theo dõi tình trạng cá thường xuyên. Khi nhiễm bệnh cần cách ly và tiến hành điều trị ngay lập tức.
– Bệnh thối đuôi (túm đuôi)
Những chú cá Bảy Màu nhỏ khoảng 1 – 2 tháng rất dễ mắc bệnh này. Nguyên nhân chính gây nên bệnh thối đuôi là do nhiệt độ nước không ổn định.
Để điều trị bạn cần phải tách chú cá khỏe mạnh sang một bể riêng. Sử dụng Tetra Nhật để điều trị. Sau đó tăng nhiệt độ nước lên 31 – 32 độ C để mầm bệnh bị tiêu diệt. Trong quá trình thay nước bạn nên thêm một chút muối để tăng khả năng kháng khuẩn cho nước.
– Cá bị stress
Dấu hiệu cá con bị stress là chán ăn, thối đuôi, thường bơi lờ đờ dưới đáy bể, thiếu hoạt bát.
Nguyên nhân gây bệnh là do sự thay đổi môi trường sống quá đột ngột, bể cá bị thiếu hoặc thừa ánh sáng. Bên cạnh đó nguyên nhân cũng xuất phát do bể cá có vấn đề.
Khi gặp phải vấn đề này bạn cần phải đảm bảo lại môi trường sống cho cá. Bố trí không gian sống gần gũi với thiên nhiên, chế độ ăn uống dinh dưỡng, đủ chất. Cân bằng tỷ lệ cá đực và cá mái trong bể sao cho hợp lý.
Trên đây là hướng dẫn của Nuoitrong.com về cách nuôi cá Bảy Màu con không chết, luôn khỏe mạnh. Hy vọng rằng những thông tin này hữu ích đến bạn đọc. Giúp bạn áp dụng thành công để chăm sóc được đàn cá Bảy Màu con của mình nhanh lớn, lên màu đẹp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mỗi ngày website cập nhật thêm rất nhiều thông tin hay và bổ ích khác, mời bạn thường xuyên theo dõi.