Cách phân biệt cá Betta trống mái và kỹ thuật chăm sóc khi sinh sản

Phân biệt cá Betta trống mái như thế nào đang là câu hỏi băn khoăn của khá nhiều người. Việc xác định được đúng giới tính của cá sẽ giúp quá trình chăm sóc được dễ dàng hơn. Nhìn chung cách phân biệt cá Betta trống và mái không quá khó, Nuoitrong.com sẽ hướng dẫn tới bạn một cách cụ thể và chi tiết. Hãy cùng theo dõi ngay nhé.

Cách phân biệt cá Betta trống và mái

Tiêu đề ảnh phân biệt cá Betta trống mái ảnh 1

Những chú cá Betta trống và mái khi còn nhỏ thường khá giống nhau. Bởi lẽ lúc này cơ thể của chúng vẫn chưa phát triển chưa hoàn thiện, các đặc tính sinh dục vẫn chưa hiện rõ. Để xác định được rõ trống mái bạn cần phải đợi cá lớn đến 02 tháng tuổi.

Khi cá Betta đạt độ tuổi này, bạn sẽ phân biệt trống và mái dựa vào các cách sau:

1.1 Hình dáng bên ngoài

Tiêu đề ảnh phân biệt cá Betta trống mái ảnh 5

Khi quan sát hình dáng của cá Betta, bạn sẽ thấy những con cá mái sẽ có phần thân ngắn và bụng to hơn cá trống. Nhìn tổng thể các con mái sẽ béo và tròn hơn cá đực. Trong khi đó những con cá Betta trống lại có thân dài, bụng thon hơn.

Hình dạng vây cá trống và mái cũng có sự khác biệt. Thông thường những con cá Betta trống sẽ có phần vây bụng và vây đuôi dài, có thể gấp 2 – 3 lần so với chiều dài cơ thể của chúng. Còn đối với những con cá Betta mái thì vây ngắn hơn, vây bụng có kiểu dáng giống một chiếc lược.

1.2 Màu sắc trên thân cá

Tiêu đề ảnh phân biệt cá Betta trống mái ảnh 2

Những con cá Betta trống thường có màu sắc rực rỡ, long lanh hơn nhiều so với những chú cá mái. Một số tông màu mà cá Betta đực sở hữu như xanh lá cây, xanh dương, đỏ đậm, tím đậm,… Còn đối với những chú cá Betta mái chỉ có một số gam màu nhẹ nhàng, đơn giản, không quá lòe loẹt. Chỉ khi nào cá Betta mái bị căng thẳng thì màu sắc trên thân mới đậm hơn một chút so với bình thường.

1.3 Cơ quan sinh sản

Tiêu đề ảnh phân biệt cá Betta trống mái ảnh 3

Dựa vào cơ quan sinh sản cũng là cách để phân biệt cá Betta trống và mái chính xác. Đối với những con cá Betta mái, ở bộ phận sinh sản sẽ có những đốm trắng nhỏ ở dưới bụng. Những đốm này chỉ bé như hạt muối, nằm ở giữa vây bụng và vây trước của cá. Để quan sát bạn có thể theo dõi vào lúc cá ngoi lên đớp thức ăn trên mặt nước. Còn ngược lại, nếu bạn thấy một chú cá không có các đốm trắng nhỏ này dưới bụng thì đó chính là một chú cá trống.

1.4 Tính hiếu chiến

Chắc chắn là những chú cá Betta trống sẽ hung hăng và hiếu chiến hơn rất nhiều so với cá mái. Theo quan sát, cá Betta mái có tính cách dịu hiền, khá thuần. Để đánh giá tính hiếu chiến của cá thế nào bạn có thể áp dụng theo cách sau: 

Bạn đặt một chiếc gương bên cạnh hồ nuôi, những chú cá Betta trống sẽ tưởng đang gặp phải đối thủ, lập tức sẽ phùng mang và tiến gần chiếc gương để thể hiện sự thống trị của mình. Còn những con cá mái thì cũng có trường hợp phùng mang nhưng ít hơn.

Tuy nhiên, việc đặt chiếc gương ở cạnh hồ là chỉ dùng trong lúc phân biệt cá trống và cá mái. Còn bình thường tuyệt đối không nên bể vì sẽ khiến cho cá bị căng thẳng, ảnh hưởng tới sức khỏe.

1.5 Tổ bong bóng

Chỉ có những chú cá Betta đực mới có tổ bong bóng. Đây là tổ được tạo nên từ những bong bóng nước bọt mà cá tạo ra trên mặt nước để bảo trứng trong quá trình sinh sản. Con đực tạo tổ bong bóng để chuẩn bị sinh sản với con cái và sẽ làm tổ.

1.6 Râu

Tiêu đề ảnh phân biệt cá Betta trống mái ảnh 4

Cá Betta có một lớp màng bên dưới tấm mang được gọi là màng mắt. Màng này xuất hiện dưới dạng “Râu” và được hiển thị khi cá giương các tấm mang. Thường những chú cá trống sẽ có bộ râu lớn hơn rất nhiều so với những con cá mái

1.7 Sọc dọc

Những chú cá Betta cá mái sẽ hiển thị các sọc dọc trên cơ thể khi chúng đã sẵn sàng giao phối, trong khi các con đực không có đặc điểm này.

Kỹ thuật chăm sóc cá Betta sinh sản thành công 100%

Tiêu đề ảnh phân biệt cá Betta trống mái ảnh 6

2.1 Cách chọn giống cá để sinh sản

Tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn cá giống tùy ý. Độ tuổi thích hợp để lựa chọn là cá được 3.5 – 5 tháng.

Cá Betta trống: Chọn con sung, khỏe mạnh, màu sắc đẹp.

Cá Betta mái: Bụng đã căng trứng, trứng có màu vàng nghĩa là đã chín. Khi quan sát từ trên xuống nếu thấy cá có “hình trái bóng bầu dục” thì có nghĩa là đã căng trứng.

2.2 Chuẩn bị thùng sinh sản

Để nuôi cá Betta sinh sản bạn sẽ chuẩn bị một thùng chữ nhật (kích thước dài 30cm, rộng 20cm) hoặc một thùng tròn (kích thước 20cm). Lưu ý là không nên ép trong hồ quá lớn vì sẽ khó đạt số lượng mong muốn.

Bên trong thùng sẽ cần bố trí:

– Nước sạch

– Lá bàng để ổn định nguồn nước, kích thích sinh sản

– 1 cục đá than tổ ong để làm nơi trú ẩn cho cá sau đẻ

– Cho cây rong vào thùng để tạo không gian giống tự nhiên

– Lấy một lá khế cho lên trên mặt thùng để cá nhả bọt và đẻ trứng

2.3 Cách thả cá Betta vào bể để ép sinh sản

Tiêu đề ảnh phân biệt cá Betta trống mái ảnh 9

Khi đã chuẩn bị tốt các điều kiện bạn sẽ chọn lúc chiều mát để thả cá vào thùng. Ban đầu hai chú cá sẽ làm quen sau, khi đã quen sẽ bắt đầu có sự tiếp xúc cơ thể và bắt đầu đẻ trứng.

Bạn đậy nắp lại, để thùng ở nơi mát mẻ và yên tĩnh để cá sinh sản. Qua ngày hôm sau nếu thấy bụng cá mái xẹp thì bắt cá mái ra ngoài. Còn nếu chưa xẹp thì để hai con cá tiếp tục vờn nhau để sinh sản.

2.4 Quá trình ấp trứng của cá Betta

Những chú cá trống sẽ làm cho cá mái xì trứng ra, khi trứng xì ra thì cá trống sẽ thụ tinh. Sau đó cá trống sẽ gắp trứng phun vào tổ bọt. Sau khi đẻ trứng, cá trống sẽ đuổi cá mái ra khỏi tổ bọt và thực hiện nhiệm vụ canh trứng.

Lưu ý là trong khoảng thời gian này bạn không nên có những tác động để làm cho cá hoảng loạn. Nếu hoảng loạn quá mức cá có thể sẽ ăn trứng.

Khi trứng đã nở thành cá con khoảng 03 ngày, lớp noãn này mất đi cá con sẽ bắt đầu bơi ngang và có thể bắt đầu ăn.

Chăm sóc cá Betta bột khỏe mạnh, nhanh lớn

Tiêu đề ảnh phân biệt cá Betta trống mái ảnh 7

Khác với việc chăm sóc cá Betta khỏe mạnh bình thường, cá Betta bột khi nuôi sẽ khó khăn hơn. Bởi cá bột có thể trạng non yếu, dễ bị chết nếu không chăm sóc không đúng cách. Tuy nhiên bạn cũng đừng lo quá, Nuoitrong.com sẽ giúp bạn nắm được kỹ thuật chăm sóc cá bột chi tiết nhất.

3.1 Cá bột Betta mới nở

Lúc mới nở cá bột sẽ hút chất dinh dưỡng ở noãn hoàng dưới bụng để sống. Phần noãn này khá nhỏ, chỉ chứa được thức ăn trong khoảng 2 – 3 ngày. Sau thời gian này cá bột sẽ đói bụng và đi tìm kiếm thức ăn.

3.2 Giai đoạn cá bột được 3 – 6 ngày tuổi

Khoảng 03 ngày khi nở là cá đã có thể bơi ngang. Cá sẽ tìm thức ăn tuy nhiên vì miệng còn nhỏ nên chưa thể ăn được nhiều thức. Để tạo thức ăn cho cá bạn sử dụng nước ngâm xà lách, đổ vào bể để cá ăn ấu trùng lá trong nước. Lượng ấu trùng này sẽ đáp ứng nhu cầu năng lượng cho đến khi cá được khoảng 06 ngày tuổi.

3.3 Giai đoạn cá được 7 – 15 ngày

Bước vào giai đoạn này cá Betta sẽ có kích thước bự hơn hẳn so với lúc mới đẻ, miệng cá cũng rộng ra nhiều. Lúc này bạn sẽ bắt đầu cho cá ăn trùn cám, Artemia siêu nhỏ để cá luyện nhai và bổ sung đủ lượng đạm và protein cho cá. Trong quá trình cá phát triển bạn nhớ hút cặn bể thường xuyên, 2 – 3 ngày thay khoảng ⅓ nước để đảm bảo nguồn nước sạch cho cá bột phát triển.

3.4 Giai đoạn cá bột được 16 – 30 ngày

Tiêu đề ảnh phân biệt cá Betta trống mái ảnh 8

Khi được 16 ngày tuổi, tính hiếu chiến của cá sẽ bắt đầu bộc lộ, bạn có thể tách bớt đàn cá con để chúng không tranh giành nhau. Số lượng nuôi cá con thích hợp đó là nuôi khoảng 10 – 15 cá thể trong một bể 30ml. Trường hợp đàn cá của bạn có 30 con thì hãy dùng 2 bể. Để cá có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển bạn hãy thêm trùn chỉ, giun huyết vào trong khẩu phần ăn của cá.

3.5 Giai đoạn cá được 1 – 2 tháng tuổi

Khi được 1 – 2 tháng tuổi cá Betta đã bắt đầu trổ mã và lên màu đẹp. Mỗi ngày bạn duy trì cho cá ăn khoảng 2 bữa/ngày. Thức ăn nên thay đổi đa dạng luôn phiên nhiều loại thức ăn để cá ăn ngon và nhanh lớn hơn. Đến độ tuổi này bạn sẽ tiếp tục tách bể, lưu ý là nên nuôi 2 – 3 cá/bể, đừng nên nuôi đông quá.

3.6 Giai đoạn cá được 2 – 3 tháng tuổi

Đây chính là giai đoạn cá Betta bước vào giai đoạn trưởng thành sau suốt quá trình chăm sóc cá bột. Những chú cá Betta lúc này đã được khoác lên mình màu tươi sáng, thân hình rắn chắc và kỹ năng bơi lội cũng uyển chuyển hơn. Bạn chỉ tiến hành nuôi 1 con cá/bể để cá có thể tự do bơi lội, tránh gây chiến và chung đụng với con cá khác.

Nội dung chia sẻ về cách phân biệt cá Betta trống mái trên đây hy vọng đã mang tới thông tin bổ ích cho bạn đọc. Cá Betta là loài cá khỏe đẹp vậy nên bạn hãy lựa chọn để nuôi làm cảnh tại gia đình nhé. Mỗi ngày website đều cập nhật thêm rất nhiều thông tin hay và chọn lọc khác. Bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi nhé. Chúc bạn thành công!

Lưu ý

– Có một số sự thật thú vị có thể bạn không biết là cá Betta mái có thể đẻ trứng mà không cần đến con trống. Đương nhiên chúng không thể tự thụ tinh cho trứng và sẽ ăn hết trứng nếu như không có trống. Mỗi lần sinh sản, cá Betta mái có thể tự đẻ khoảng 30 – 40 trứng.

– Khi chuẩn bị cho cá Betta mái đẻ bạn cần phải bổ sung thêm thức ăn dinh dưỡng cho cá. Ví dụ như: giun đất băm nhỏ, giun huyết, tôm ngâm nước muối,… Ngoài ra cũng có thể cho cá ăn thức ăn đông lạnh hay sấy khô đều được.

– Để cá Betta sinh sản tốt bạn nên đặt ở bể tại khu vực yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Nếu để cá hoảng loạn thì sẽ rất khó sinh sản.

Câu hỏi thường gặp

  • Khi ghép cá sinh sản, có nhiều con trống mái chỉ cắn nhau một lát rồi thôi. Những cũng có nhiều trường hợp cắn nhau nhiều thì bạn phải thay giống khác. Bản chất của loài này như vậy rồi nên người nuôi phải chấp nhận.
  • Nhìn chung bạn có thể ép cá Betta sinh sản quanh năm. Nhưng tốt nhất vào những lúc thời tiết ấm áp, không lạnh hoặc nóng quá. Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng khá nhiều đến số lượng trứng sinh sản nên bạn cần cân nhắc.
  • Có nhiều nguyên nhân khiến cho cá Betta không chịu sinh sản như: Do nguồn nước, cá chưa căng hoặc thời tiết,... Những trường hợp này cần bắt cá ra dưỡng lại nếu 3 ngày không chịu đẻ.

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi