Dưa leo hay nhiều người gọi là dưa chuột là loại thực phẩm có thể ăn tươi hoặc được chế biến thành nhiều món ngon. Trong dưa leo có nhiều thành phần dinh dưỡng như bổ sung chất khoáng, nước cho cơ thể, điều hoà huyết áp, trung hoà axit giúp hỗ trợ tiêu hoá và nhiều tác dùng khác. Hãy cùng nuoitrong.com tìm hiểu chi tiết cách trồng, chăm sóc và thu hoạch cây đúng kỹ thuật nhé.
Tác dụng của trái dưa leo mang đến cho người dùng
Trong dưa leo, thành phần nước chiếm 96% ngoài ra nó còn chứa các thành phần như chất xơ, vitamin C chứa 12mg; B2 0,02mg, B1 0,03mg; các khoáng chất vi lượng bao gồm như sắt chứa hàm lượng 0,3mg, canxi chứa hàm lượng 12mg, magie chứa hàm lượng 13mg, và 24mg photpho.
Từ những chất có trong dưa leo giúp người ăn bổ sung nước cho cơ thể hiệu quả, dễ dàng lựa chọn để sử dụng trong việc cải thiện thực đơn giảm cân một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó còn hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, các hoạt chất có trong dưa như flavonoid hay triterpenes giúp chống oxi hoá. Cải thiện hệ tiêu hoá và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Đặc điểm của dưa leo
Cây dưa leo được xếp vào họ nhà bí, bầu hay khổ qua (Cucurbitaceae), là loại thân thảo, khi lớn cây có chiều dài từ khoảng 1-5m, thân cây dạng ống, chia thành các lóng dài khoảng 10-20cm và có lông.
Lá dưa khi còn nhỏ có hình bầu dục khi lớn phát triển thành hình trái tim, lá to mọc xen kẽ nhau trên thân, ở hai mặt phiến lá đều có lớp lông mỏng.
Có răng cưa nhỏ ở phần mép lá, cuống lá từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành dài khoảng 15cm. Lá có màu xanh đậm và vàng úa dần khi cây tới giai đoạn lão hoá sắp kết thúc vòng đời.
Hoa dưa leo có màu vàng, tuỳ vào đặc điểm riêng của cây mà có thể hoa đực hoa cái, hoa lưỡng tính riêng biệt hoặc cả ba loại cùng trên một cây.
Hoa được thụ phấn nhờ côn trùng như bướm, ong, bọ cánh cứng, hay dựa vào điều kiện thời tiết lý tưởng khi có gió. Đôi khi phải nhờ tác động từ người trồng.
Trái dưa leo khi mới ra có gai mỏng xù xì bao quanh trái và tiêu biến dần khi lớn. Trái lớn nhanh có thể thu hoạch từ sau khoảng 1-2 tuần từ khi hoa thụ phấn.
Tuỳ thuộc vào loại giống, cách trồng hay mùa vụ mà cho ra kết quả trái khác nhau như hương vị của trái, độ dày của vỏ, ruột mềm hoặc giòn.
Hạt trái dưa leo có màu trắng ngà và thon dài, khi trái bắt đầu già thì hạt cùng dần đậm màu hơn và trở nên cứng không còn mềm và ăn được như lúc đang còn non.
Điều kiện sinh trưởng của cây dưa leo
Nhiệt độ thích hợp:
– Dưa leo là loại cây ngắn ngày và ưa sáng, cây sinh trưởng tốt trong điều kiện thời tiết ấm áp, nhiệt độ thích hợp từ khoảng 18 – 30 độ C trong ngày.
– Nhiệt độ cao và kéo dài như khí hậu miền Bắc vào mùa hè 35-40 độ sẽ khiến cây ngừng phát triển, không thể ra hoa cái hoặc có thể bị chết.
– Nhiệt độ thấp cũng cản trở quá trình trao đổi chất tự nhiên và làm ảnh hưởng đến sinh hoá của cây từ đó gây ra sự xáo trộn chu kỳ sống của cây.
– Việc kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp không chỉ để cây sống khoẻ mạnh mà còn đảm bảo quá trình thụ phấn diễn ra hiệu quả. Nhiệt độ lý tưởng để hạt phấn có thể nảy mầm là khoảng từ 17-24 độ C.
Điều kiện ánh sáng: Cây phát triển khoẻ mạnh khi có ánh sáng chiếu trực tiếp và liên tục từ 10-12 tiếng trong một ngày, giúp cây quang hợp tốt, quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả, cây trồng được đảm bảo phát triển đều vè cho ra năng suất hiệu quả.
Nước và độ ẩm: Rễ cây dưa leo mềm, nhỏ vì thế dễ bị úng nước và chịu hạn kém vì thế 85-90% là độ ẩm thích hợp để cây phát triển bình thường. Cây có thân dài, lá to chứa đến 93,1% lượng nước và trái chứa 96,8% cũng là nước nên luôn cần lượng nước lớn đặc biệt trong thời kỳ trái phát triển và sắp thu hoạch.
Đất và chất dinh dưỡng: Cây trồng cần loại đất tơi, xốp, không chứa các loại rác thải công nghiệp, độ ph tốt nhất từ 6 – 6,5 độ. Dinh dưỡng hữu cơ và độ phì có trong đất cần nhiều để cây có thể đủ dưỡng chất trong quá trình phát triển.
Cách trồng cây dưa leo đơn giản đem lại năng suất cao
4.1 Lựa chọn thời vụ
Nhìn chung câu dưa leo cũng tương đối dễ trồng vì thế đều được trồng theo nhiều mùa vụ và ở nhiều vùng miền.
Đối với mùa vụ ở miền Bắc vụ mùa xuân thường được bắt đầu từ khoảng thời gian giữa tháng 2 và thu hoạch đến giữa tháng 3. Mùa đông từ khoảng đầu tháng 9 đến tháng 10.
Ở các tỉnh Nam Bộ như Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long… mùa vụ đông bắt đầu vào khoảng cuối tháng 10 đến khoảng tết Tây. Vụ xuân rơi vào khoảng thời gian trước tết nguyên đán 20/1-25/2 để kịp tiêu thụ vào dịp lễ lớn.
Ở các khu vực Tây Nguyên thời điểm thích hợp vào khoảng thời gian mùa đông 25/10 – 25/12 và vụ xuân hè bắt đầu từ khoảng 25/01 đến cuối tháng 2 vì khoảng thời gian này thời tiết mát mẻ và nhiều nắng.
4.2 Tiến hành trồng cây
Bước 1: Người trồng có thể lựa chọn ủ hạt để trồng hoặc cây con có sẵn đem đến sự thuận tiện. Đối với hình thức gieo hạt, bạn cần ngâm hạt trong nước ấm trong thời gian từ 2-3 giờ nhiệt độ nước ngâm từ khoảng 30-35 độ.
Sau đó đem rửa lại với nước sạch và tiếp theo đặt hạt vào một khăn ẩm ở nhiệt độ khoảng 27 – 30°C và duy trì trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày đến khi hạt có dấu hiệu nứt ra và nảy mầm.
Bước 2: Người trồng sau khi xới, phơi đất khoảng 1 tuần đến 10 ngày, làm sạch cỏ và rác có trong đất và có thể rải thêm vôi thì bắt đầu gieo hạt. Đất trồng cần nên trộn phân hữu cơ, trấu hoặc gỗ mùn để cây con có thêm chất dinh dưỡng.
Hạt được bỏ vào các ô sâu khoảng 1-1,5cm, mỗi ô chứa 3-4 hạt. sau đó phủ lên một lớp đất mịn sau đó che phủ bằng lớp trấu mỏng hoặc rơm và có thể gạt ra khi hạt bắt đầu cắm rễ.
Bước 3: Vì cây cùng khá dễ chăm sóc nên người trồng chỉ cần tưới 2 lần/ngày sáng sớm và chiều tối, không nên tưới quá nhiều vì cây có thể bị ngập úng, nhưng cũng không nên quá ít cây có thể kém phát triển.
4.3 Chăm sóc cây dưa leo
Cây trồng cần được tưới nước đều đặn, từ khoảng tuần thứ 3 sau khi cây đâm chồi, người trồng tiến hành bón phân cho cây. Các loại phân đạm, lân và kali được hoà loãng với nước và tưới vào gốc cây.
Cây được bón phân vào 3 giai đoạn từ khi cây được 10-20 ngày tuổi, sau 20-30 ngày là thời điểm cây bắt đầu ra hoa, giai đoạn 30-45 ngày là lúc kết trái cây cần dinh dưỡng để nuôi trái và cuối cùng là 45-60 ngày thời điểm gần thu hoạch.
Khi cây bắt đầu ra lá, tua cuốn người trồng bắt đầu làm giàn. Giàn dưa leo cần đạt độ cao khoảng 2-3m để cây có thể leo và đón đủ nắng. Người trồng có thể tỉa bớt cành, lá để cây tập trung nuôi dưỡng những đoạn cây chắc khỏe, chất lượng.
Nên ủ rơm, lá cây xung quanh gốc cây để duy trì độ ẩm cho đất. Thời điểm cây ra hoa kết trái là thời điểm quan trọng, người trồng cần chú ý đến việc tưới nước, làm sạch cỏ xung quanh và bón đủ lượng phân.
4.4 Thu hoạch dưa chuột
Quả dưa sau khoảng thời gian 60-80 ngày trái to, da căng bóng, thu hoạch trái vào khoảng thời gian buổi sáng là thời điểm lý tưởng.
Trong quá trình thu hoạch, bạn cần tránh để quả dập nát, gây ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Kết luận
Nhìn chung, cây dưa leo không chỉ cung cấp một lượng chất dinh dưỡng mà cây của chúng cũng dễ trồng đem lại lợi ích về kinh tế. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đem đến ở bài viết trên các bạn sẽ có thêm hiểu biết về loại quả và kỹ năng trồng cây dưa chuột này.