Cây cam sành: Đặc điểm, giá trị, cách trồng và chăm sóc

Cam sành từ lâu đã nổi tiếng không chỉ vì hương vị, chất lượng mà còn ca về giá trị dinh dưỡng. Cùng nuoitrong.com khám phá cách trồng, chăm sóc cây cam sành sao cho hiệu quả, đạt sản lượng cao nhé.

Giới thiệu về cam sành

Những quả cam sành căng mọng chứa đầy chất dinh dưỡng

Những quả cam sành căng mọng chứa đầy chất dinh dưỡng

Cam sành là loại trái cây thường được sử dụng trong các gia đình Việt như một loại tráng miệng hoặc là nước uống giải khát được ưa chuộng. 

Hiện nay, cây cam sành không chỉ được trồng và canh tác diện rộng mà còn được trồng như một loại cây cảnh trong nhiều hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cá nhân hoặc nâng cao đời sống kinh tế. 

Tuy nhiên để trồng được cây phát triển tốt, cho ra những quả chất lượng, đạt năng suất cao đòi hỏi người trồng cần có kỹ thuật nhất định, nắm rõ thông tin về giống cây cũng như cách chăm sóc. 

Nhưng đừng lo lắng, ngay sau đây tôi sẽ giúp bạn có thêm được một phần kiến thức về kỹ thuật trồng cây cam sành cũng như hiểu hơn về loại quả này.

Đặc điểm của cây cam sành

Cây cam sành thuộc loại thân rỗ, cây khi trưởng thành cao 2-3m, có 4-6 cành chính, nhiều nhánh phụ. 

Rễ cây cam sành thuộc loại rễ mầm phát triển mạnh, hút nhiều nước và muối khoáng có trong đất, rễ cắm nông, phân bố dày và phủ rộng ở tầng trên đất. Rễ phát triển tốt nhất trong khoảng 8 năm đầu.

Lá cam màu xanh đậm, mọc so le, có phiến lá dài và hình trái xoan. Lá cây khi lớn dài 5-10cm, rộng 2-5cm, viền lá và hai mặt lá trơn bóng, cuống  lá có phần cánh nhỏ rộng khoảng 4-10mm.

Hoa cam sành có màu trắng, nhị vàng, mọc ở nách lá, có mùi thơm nhẹ, hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùm 2-4 bông. Hoa thường được thụ phấn nhờ tự nhiên như từ côn trùng, sâu bọ hoặc thời tiết.

Trái cam sành có hình tròn hơi dẹt, thường có vỏ sần sùi, vỏ quả khi già chuyển nhẹ từ xanh sang vàng. Vỏ quả có nhiều tinh dầu mùi thơm nhẹ. Cam có vị ngọt và chua nhẹ, tép cam màu vàng mọng nước và nhiều múi. Hạt cam tròn, có bề mặt nhẵn bóng, thường có vị đắng nên ít được sử dụng.

Giá trị dinh dưỡng mà canh sành đem lại

Lượng vitamin dồi dào cùng nhiều khoáng chất có trong cam sanh mang đến giá trị dinh dưỡng to lớn cho người dùng.

Cam sành chứa rất nhiều vitamin C

Cam sành chứa rất nhiều vitamin C

– Trong đó thành phần vitamin C chiếm đến 20%, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời giúp hấp thụ sắt giải tỏa mệt mỏi và chóng mặt bởi chứng thiếu máu. Bên cạnh đó lượng C có trong cam bảo vệ các tế bào có lợi, ngăn ngừa các tế bào ung thư hình thành, làm giảm nguy cơ các bệnh về thận phát triển. 

– Chất xơ trong cam sành hỗ trợ hoạt động tốt cho đường tiêu hoá, giảm các tình trạng táo bón, vấn đề về dạ dày hay chứng trào ngược axit khó chịu. 

– Trong cam sành chứa khoảng 170mg chất chống oxy hoá phytochemical giúp da khỏe mạnh, hồng hào và chống lão hoá. 

– Bên cạnh đó lượng calo và carbohydrate có trong cam sành có thể hỗ trợ người dùng trong quá trình giảm cân, giúp hạn chế sự thèm ăn và nạp quá nhiều năng lượng vào cơ thể.

– Vitamin B9 và hợp chất Citrus Limonoid mang lợi ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, ung thư, giúp giải độc tố trong cơ thể.

Lựa chọn giống cây trồng

Hiện nay nổi tiếng nhất vẫn là giống cây Cam Sành Hà Giang, vì đây là loại giống cho ra năng suất cao, quả cho ra chất lượng. 

Cam sành được nhân giống theo phương pháp chiết cành và ghép cành.

Phương pháp chiết cành mang ưu điểm thời vụ thu hoạch quả nhanh nhưng bên cạnh đó lại sở hữu bộ rễ yếu và cây nhanh bị già

Cây cam ghép thì khoẻ mạnh, tuổi thọ cao cùng bộ rễ phát triển mạnh mẽ hơn. Tùy vào nhu cầu mà người trồng có thể lựa chọn loại giống thích hợp.

Người trồng cần lựa chọn giống có tiêu chuẩn cao, chiều cao từ 60-80cm, xanh tốt, lá ít sâu bệnh hay vàng héo, cây thẳng khoẻ mạnh.

Cây giống tốt sẽ mang lại chất lượng cao hơn

Cây giống tốt sẽ mang lại chất lượng cao hơn

Cách trồng cây canh sành

5.1 Thời vụ trồng cây cam sành

Cam sành có nguồn gốc từ Việt Nam nên ưu thích khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, cây thường được trồng ở vào khoảng thời gian cuối mùa khô và bắt đầu mùa mưa để cây nhanh bén rễ và dễ thích nghi tốt với môi trường. 

Thời điểm trồng cây vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 trong năm. Cây chỉ có một mùa vụ thu hoạch là vào khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.

5.2 Xử lý đất trồng cây

Trước khi tiến hành trồng cây, đất cần được làm tơi, nên sử dụng loại đất pha thịt, có độ pH từ 5-6.5 là thích hợp nhất. 

Đất trồng cần được làm sạch, loại bỏ các rải thác, bón lót bằng phân chuồng hoặc trộn phân kali + vôi bột + lân, để khi trồng cây có thêm chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó ở những vùng đất trũng hoặc thấp, người trồng cần chú ý đào thêm mương, luống để có thể giữ nước khi vào mùa khô.

5.3 Tiến hành trồng cây 

Đất sau khi được xử lý xong đem cây trồng xuống hố sâu. Hố được đào cần lớn hơn bầu đất, rạch túi đựng bầu cẩn thận sau đó đặt cây theo hướng thẳng đứng. Phủ một lớp đất lên trên và ém đất chặt xung quanh gốc.

Phủ thêm lớp rơm rạ mỏng hoặc cỏ khô để giữ độ ẩm cho đất nếu trồng vào mùa nắng. Cắm cọc nhỏ xung quanh cây để tránh cây bị đổ do tác động của mưa gió. Duy trì tưới nước 1 lần/ngày ngay sau khi trồng.

5.4 Tưới nước cho cây cam sành

Duy trì tưới nước 1 lần/ngày trong khoảng một tuần đầu, khi cây bắt đầu bén rễ và xanh tốt thì 5-7 ngày tưới 1 lần. Khi trời nắng hạn, trời ít mưa có thể tăng cường tưới nước 2-5 ngày 1 lần và có thể ủ vào thêm gốc cam giúp duy trì độ ẩm giảm bốc hơi nhanh.

Cây giống tốt sẽ mang lại chất lượng cao hơn

Cây giống tốt sẽ mang lại chất lượng cao hơn

5.5 Phân bón

Vào mỗi giai đoạn mà cây được bón phân với liều lượng khác nhau. Giai đoạn từ 1-3 năm sử dụng phân chuồng cùng phân lân vào thời gian tháng 12 đến tháng 1.

Lượng phân đạm bao gồm urê và kali được bón quanh năm vào 3 thời điểm:

– Lần 1 vào tháng 1 đến tháng 2 sử dụng 30% đạm. 

– Lần 2 vào tháng 4 đến tháng 5 trộn 40% đạm cùng 100% kali

– Lần 3 vào khoảng tháng 8 đến tháng 9 khoảng 30% đạm. 

Cây trồng sau khi được 4 năm lượng phân bón cũng được điều chỉnh và thời điểm bón cũng được tùy chỉnh cho sự phát triển của cây.

– Bón thúc lần 1 vào thời gian giữa tháng 3 đến giữa tháng 3 bao gồm 30% đạm cùng 405 kali

– Bón thúc lần 2 vào tháng 4 đến tháng 5 gồm 30% đạm với 30% kali

– Bón thúc lần 3 thời điểm đậu quả tháng 6-7 bao gồm 30% đạm + 305 kali giúp cây đủ chất dinh dưỡng để nuôi quả.

– Thời điểm bón lúc lần 4 là sau khi  thu hoạch 20-30 ngày trộn đều các loại phân bón.

Cây cam sành cần được bón thúc đều đặn ở mỗi mùa vụ trong năm để cây được phát triển nhanh, khỏe mạnh và đạt năng suất cao.

Phân được bón vào rãnh quanh gốc cây sâu 20cm và rộng 30cm, phân sau khi cho vào rãnh, lấp lấp thì người trồng nên phủ thêm rơm để độ ẩm để độ ẩm được duy trì.

5.6 Sâu bệnh

Vào khoảng tháng 4-10 cây thường xuyên xuất hiện sâu vẽ bùa, khiến lá bị cong queo, người trồng nên phun thuốc có hoạt chất Cyromazine, Abamectin,… từ sớm khi cây ra chồi non để phòng ngừa.

Khoảng tháng 5-6 là khoảng thời gian cây đục thân dẫn đến chết cành, gây chảy mủ, để diệt trừ nên dứt khoát cắt bỏ cành bị sâu nặng, bơm thuốc trừ sâu có chất Cypermethrin vào lỗ bị đục hoặc rải ít Basudin 10 H.

Bệnh nhện trắng trên cây có thể sử dụng thuốc trừ sâu gốc Cúc, các loại thuốc hoá học như Trebon 10 EC, Pgasus 500Sc, Bi58, Ortú 5SC, Selecron,…

Cây trồng bị gây hại bởi nấm Colletotrichum acutatum hay Colletotrichugloeosprioides dẫn tới hoa bị rụng, trái khi lớn xuất hiện các vết chấm tròn nhỏ mà vàng, trái có thể bị nứt. 

Để tránh tình trạng này, người trồng nên thường xuyên tỉa gọn cành, tạo tán lá cho cây được thông thoáng, nếu bị nặng có thể sử dụng các loại thuốc chứa đồng Mancozel hoặc Propinel. 

Cần thường xuyên làm sạch cỏ, trồng xen canh các loại như đậu, đỗ để che phủ đất. Một hai năm đầu có thể trồng chuối.

Phòng ngừa sâu bệnh từ sớm giúp cây khỏe mạnh, cho sản lượng cao

Phòng ngừa sâu bệnh từ sớm giúp cây khỏe mạnh, cho sản lượng cao

5.7 Chăm sóc trong quá trình trồng

Nên tỉa cành thường xuyên để cây tập trung nuôi những cành chính, đối với cây ghép, khi chồi mắt ghép đạt độ cao 30-40 cm thì bấm ngọn để tạo cành cấp 1, chỉ nên giữ lại 3-4 cành.

Cành bắt đầu dài 30-40 cm tiếp tục bấm ngọn để cành cấp 2, giai đoạn  này nên giữ 6-8 cành. 

Từ cành cấp 3 phát triển và để khoảng 12-13 cành cấp 3. 

Khi hoa bắt đầu đậu quả 1-2 tuần, người trồng có thể tiến hành phun thêm chất dinh dưỡng và vi lượng để bổ sung cho trái.

5.8 Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch trái vào ngày nắng ráo, khi vỏ cam bắt đầu chuyển từ màu xanh ngả sang vàng đạt khoảng 20-30% diện tích quả.

Nên bấm cắt trái để tránh bị rụng cành, nên hái và đặt nhẹ tay, cho vào thùng giấy hoặc thùng giấy đề vận chuyển và bảo quản nơi thoáng mát 

Hiện nay tuỳ vào kích cỡ trái mà giá cam sành giao động từ khoảng 15.000 – 30.000 ngàn đồng/kg, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận mua và sử dụng.

kết luận 

Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn có thể thực hiện việc trồng cam sành thành công tại và tận hưởng hương vị tươi ngon cùng với lợi ích sức khỏe mà loại trái này mang lại. 

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi