Chi tiết về cách trồng và chăm sóc cây dưa lê

Những trái dưa lê với mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh hẳn là loại trái cây yêu thích của nhiều người. Vậy trồng loại cây này có quá khó không? Có đòi hỏi nhiều kỹ thuật không? Cùng Nuoitrong.com khám phá cách trồng và chăm sóc cây dưa lê nhé.

Giới thiệu về cây dưa lê

Dưa lê hay còn gọi là dưa mật được xem như một loại thảo mộc có tên khoa học là Cucumis melo. Đây là loại trái cây có vỏ mịn, mùi thơm nhẹ, khi ăn có vị ngọt thanh, có nhiều nước và mát nên được nhiều người ưa chuộng như một loại giải nhiệt.

Cây dưa lê thuộc loại thân leo mềm và có lông mềm bao quanh

Cây dưa lê thuộc loại thân leo mềm và có lông mềm bao quanh

Bên cạnh đó đây cũng là loại cây tương đối dễ trồng, vì đây cũng là cây dây leo, ưa thích ánh sáng và nhiệt độ mát mẻ để có thể phát triển tốt, để hiểu hơn về loài cây này, các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

Đặc điểm của cây dưa lê

Cây dưa lê có thân mảnh có chiều dài lên tới 3m khi trưởng thành, xung quanh thân có lớp lông mỏng bao phủ. 

Thân cây mọc các tua quấn ở các mặt cắt ngang, nhánh cây mọc nhiều gần gốc và có nhiều lông mềm.

Lá cây màu xanh đậm, lá có hình gần giống chân vịt, đường kính rộng khoảng 3-15 cm khi lá lớn. Cuống lá dài 4-10 cm. Và có từ 5-7 tuỳ được phủ lớp lông mỏng ở hai mặt phiến lá.

Hoa cây dưa lê có màu vàng mọc ở nách lá, cây có thể có hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tĩnh. Hoa có tràng hình chuông, cuống hoa dài 0,5-3 cm. 

Hoa đực thường mọc sát nhau từ 2-4 hoa, hoa cái hoặc hoa lương tính mọc đơn lẻ. Thụ phấn nhờ vào các loại côn trùng hoặc tác động từ điều kiện bên ngoài như gió, con người.

Lá cây dưa lê có hình chân vịt

Lá cây dưa lê có hình chân vịt

Quả dưa lê có hình tròn hoặc thon dài, nặng trung bình 0,5-2,2kg. Khi xanh có màu xanh nhạt và ngả dần vàng đậm khi già.

Thịt quả dưa lê mọng nước, có màu hơi ngả hàng hoặc màu cam, có vị thanh mát và mùi thơm nhẹ.

Quả có nhiều hạt nhỏ hình bầu dục, có màu trắng khi còn non và vàng nâu sẫm khi đã chín, bề mặt hạt trơn nhẵn. Hạt quả có chứa lượng dầu cao tuy nhiên ít được sử dụng vì cứng.

Giá trị dinh dưỡng từ dưa lê mang lại

Dưa lê không chỉ là một loại trái cây thanh mát giúp giải nhiệt hiệu quả vào những ngày hè nóng nực mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, được kể đến như:

– Kiểm soát lượng đường có trong máu nhờ các chất dinh dưỡng ở dưa lê, chẳng hạn như vitamin và khoáng chất, có thể hỗ trợ quá trình kiểm soát đường trong máu. Chẳng hạn, lượng chất xơ và lượng card có thể giúp làm giảm áp lực máu và giúp kiểm soát huyết áp, một yếu tố quan trọng trong việc quản lý đường huyết khi sử dụng lâu dài.

– Trong thành phần dưa lê chứa tới 90% là nước, ngoài ra còn có chất chứa chất chống ôxi hóa lợi khoẻ, tăng cường hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi những mầm bệnh như cảm cúm, virút.

– Ngoài ra các chất có trong dưa lê như vitamin A, C, Kali, B6, E và nhiều khoáng chất khác. Giúp hỗ trợ đào thải lượng muối có trong cơ thể giúp giảm cao huyết áp, bổ sung lượng collagen cho cơ thể.

Ngoài tính giải nhiệt, dưa lê còn mang nhiều giá trị dinh dưỡng

Ngoài tính giải nhiệt, dưa lê còn mang nhiều giá trị dinh dưỡng

 

 

Phân loại giống dưa lê có hiện nay

Nhu cầu thị trường ngày càng phát triển đòi hỏi nhiều sự lựa chọn đi kèm là chất lượng sản phẩm tốt có tính vượt trội. Vì thế mà cũng có nhiều loài giống được cải tiến và nhân giống. 

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có hai loại dưa lê vàng và dưa lê trắng. Dưa lê trắng có giống siêu ngọt nguồn gốc từ Đài Loan, giống dưa lê Nhật bản và Hàn quốc. 

Dưa lê vàng là loại kim hoàng đế có đặc tính phát triển mạnh mẽ, cho ra những sản phẩm chất lượng, quả ngọt và giòn được nhiều người dùng ưa chuộng. Mỗi loại có những đặc điểm và thời điểm, cách gieo trồng khác nhau để có thể đem lại năng suất cao. 

Những giống dưa khi được đưa về Việt Nam gieo trồng là những loại có chọn lọc, khả năng sinh trưởng khỏe, phù hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta, ít sâu bệnh, đem lại sản lượng tốt bên cạnh đó ít sâu bệnh. Tỷ lệ hoa đậu quả cao, quả khi chín đều và đẹp.

Cách trồng loại dưa lê

5.1 Thời vụ thích hợp để trồng dưa lê

Dưa lê có phạm vi nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng tương đối rộng từ 25-35 độ C vì đây là giống cây nhiệt đới. 

Theo đó ở điều kiện thời tiết nước ta mà người trồng đều có thể gieo trồng ở mọi vùng miền thích hợp với từng mùa. Nếu trồng nhà kính có thể trồng quanh năm. Độ ẩm lý tưởng để trồng cây là từ 75-80%. 

Cây tăng trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng chiếu sáng dài, ít mưa, giúp cây quang hợp tốt, giảm sâu bệnh và bị ngập úng.

Thời vụ đẹp nhất để tiến hành trồng là vào khoảng tháng 2 đến tháng 9 âm lịch, lượng mưa còn ít, thời điểm hoa nở sẽ ít bị mắc mưa, tăng tỉ lệ kết trái.

5.2 Cách xử lý đất khi trồng dưa lê

Đất trồng cần tơi, xốp, người trồng cần xử lý sạch rác và cỏ còn sót co trong đất. Có thể phơi đất và rải thêm vôi để khử nấm khuẩn. 

Thêm dinh dưỡng cho đất bằng phân hữu cơ hoặc phân chuồng đã được hoai mục giúp cây phát triển tốt hơn. 

Luống vườn dưa nên làm rộng từ 1,5-2m, các rãnh cách nhau 30-50cm, vun cao khoảng từ 25-30cm.

Các hốc gốc cách nhau độ khoảng 50cm. Người trồng có thể phủ thêm loại bạt nông nghiệp để phòng tránh các loại côn trùng và cỏ mọc.

Hoa của dưa lê có màu vàng tươi đẹp mắt

Hoa của dưa lê có màu vàng tươi đẹp mắt

5.3 Tiến hành ươm hạt giống và trồng cây

Người trồng có thể lựa chọn giống dưa theo sở thích, mùa vụ hoặc giá trị kinh tế mà giống cây đem lại. 

Hạt sau khi ngâm trong nước ấm từ 28-33 độ trong 2-3 tiếng đồng hồ thì vớt ra, tiếp tục ủ vào khăn ấm khoảng 2-3 ngày đến khi thấy hạt nứt ra thì tiến hành đi ươm hạt.

Hạt được ươm vào bầu hoặc vào khay trồng đến khi hạt xuất hiện hai lá non thì bắt đầu đem đi trồng, thời điểm này mất khoảng 12 ngày.

Để cây đủ chỗ phát triển, hứng đủ ánh sáng áp dụng khoảng cách nếu trồng cây bò trên mặt đất thì khoảng cách giữa các hố là 50 cm và giữa các hàng là 4m, nếu trồng theo mô hình dựng dàn thì lúc này các hàng nên cách nhau 1,5m.

Chăm sóc dưa lê sau khi trồng

6.1 Tưới nước

Dưa lê chưa thành phần chủ yếu là nước vì thế cây cần được tưới nước đều đặn hàng ngày và đủ lượng để phát triển tốt. Nên tưới 1 ngày hai lần sáng sớm và chiều tối.

Chú ý lượng nước cần điều chỉnh lượng và cách tưới khi cây ra hoa để không bị dập hay rụng dẫn đến giảm tỉ lệ kết trái. 

Đồng thời vào thời điểm trước thu hoạch 10-15 ngày cũng nên tưới ít nước lại để đảm bảo trái vừa già không bị nứt vỡ.

6.2 Bón phân cho cây trồng

Cây dưa lê khi chăm sóc được bón phân chuồng và là phân vi sinh như ure, kali, phân lân. Thời điểm bón phân được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Bón thúc vào thời điểm sau khi trồng được 10-20 ngày, lúc này rễ cây đã bén, cần lượng dinh dưỡng để cây lớn và phát triển, phân được bón và vun xới đất theo định lượng 2kg phân ure và 2kg kali (được tính theo 1 sào vườn)

Giai đoạn 2: Bón thúc vào thời điểm hoa cái nở, nhằm thúc đẩy hoa nở mạnh, dễ đậu trái hơn với lượng cũng như lần 1.

Giai đoạn 3: Thời điểm cây trồng được 40-45 ngày lúc này giúp trái phát triển tốt, đều và đẹp hơn, cây có thêm dưỡng chất để nuôi trái đến khi già. Lượng phân khoảng 1kg ure và 2kg kali.

Quả dưa lê có hình bầu dục hoặc hình tròn

Quả dưa lê có hình bầu dục hoặc hình tròn

6.3 Phòng trừ sâu bệnh cho cây dưa lê

Việc nhiễm sâu bệnh là khó tránh khỏi trong quá trình gieo trồng. Người trồng cần để ý và đưa ra giải ngăn ngừa kịp thời như:

Bệnh bọ trĩ có thể sử dụng loại thuốc Fluvalinate 25%Ec.

Bệnh thân bị chảy nhựa có thể sử dụng thuốc phun dưới gốc cây như: Benlate, Ridomil, Copperb 23% hoặc Aliette 80Wp.

Bệnh sương mai: Sử dụng phương pháp phun luân phiên mỗi 5 – 7 ngày/lần với Ridomil MZ (nồng độ 400) hoặc Metiran (nồng độ 500). 

Bệnh lở cổ rễ: Áp dụng việc bón vôi trong luân canh với cây trồng và phun phòng định kỳ bằng Topsin, Ridomil… 

Bệnh phấn trắng: Sử dụng phương pháp phun với Benlate (nồng độ 0,01%), Topsin (nồng độ 0,1%), Anvil… 

Bệnh thán thư: Thực hiện phun định kỳ mỗi 7 – 10 ngày/lần bằng Antrcol 70Wp hoặc Zineb.

6.4 Cắt tỉa cành

Để cây tập trung vào nuôi dưỡng vào những nhánh cứng cáp và phát triển tốt thì người trồng cần tiến hành bấm ngọn tỉa cành và tỉa trái. 

Bấm ngọn lần thứ nhất khi cây thân chính bắt đầu mọc 6-7 lá để nhánh cấp 1 phát triển và bấm ngọn lần thứ hai khi nhánh 1 mọc 5-6 lá để nhánh cấp 2 tiếp tục vươn lên.

Không nên để nhiều nhánh, nên tỉa nhánh từ gốc chính đến lá thứ 4 và giữ lại nhánh thứ 5 trở đi. Khi nhánh nào bắt đầu có quả thì tỉa bớt chỉ giữ lại hai lá và tiến hành bấm ngọn để cây tập trung chất dinh dưỡng vào nuôi quả.

Mỗi cây chỉ nên giữ 7-10 quả và mỗi nhánh từ 2-3 quả, giúp cây và trái phát triển tốt trong quá trình này.

6.5 Thu hoạch và bảo quản dưa lê

Dưa lê có thể thu hoạch từ khoảng sau 60 ngày trồng. Mùa vụ thu hoạch có thể kéo dài tới 30 ngày, quả đạt khi bắt đầu toả mùi, cầm nặng tay, màu hơi ngả vàng hoặc trắng ngà. Dưa khi non lúc ăn sẽ có vị nhạt và đắng nhẹ và còn màu xanh.  

Nên vận chuyển nhẹ tay và bảo quản ở nơi thoáng mát 1 đến 2 ngày giúp dưa chín đậm và tăng vị ngọt. 

Hiện nay dưa lê được bán với giá từ 45.000 – 135.000/kg tuỳ vào loại giống, đem đến đa dạng phân khúc và nhiều lựa chọn cho khách hàng.

kết luận

Trên đây là bài viết mà tôi đem đến thông tin về dưa lê, cách trồng cũng như cách chăm sóc chúng. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về loại trái cây này và trồng cây một cách hiệu quả, đem lại một mùa vụ có năng suất cao.

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi