Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loài cá cảnh với đa dạng màu sắc, kích cỡ khác nhau. Mỗi loài cá cảnh phù hợp với điều kiện môi trường sống khác nhau, đòi hỏi người nuôi cần nắm được các kỹ thuật chăm sóc cá phù hợp. Dưới đây là 14 các loại cá cảnh nhỏ, đẹp và dễ nuôi nhất, phù hợp với những người mới chơi cá cảnh thủy sinh mà Nuoitrong.com muốn giới thiệu tới bạn.
Cá bảy màu
Kích thước cơ thể: 4 cm
Tính cách cá: Hiền lành, thân thiện
Độ pH phù hợp: 7.0-8.0 độ
Nhiệt độ nuôi cá: 22-28°C
Độ cứng nước: 70—140 ppm
Mở đầu danh sách các loại cá cảnh nhỏ, đẹp và dễ nuôi nhất là cá bảy màu. Đây là dòng cá cảnh quốc dân ai cũng từng đã nghe qua, được nhiều người yêu thích và lựa chọn.
Cá bảy màu có rất nhiều hình dáng, màu sắc và hoa văn khác nhau. Các bạn có thể chọn mua các loại cá bảy màu như cá bảy màu thuần chủng, cá bảy màu fancy, cá bảy màu rừng,… tùy theo sở thích của mình.
Mỗi loại cá bảy màu đều có một nét đẹp riêng, màu sắc của cá vô cùng rực rỡ, lấp lánh. Cá bảy màu có chung một điểm đó chính là chúng sống rất khỏe và ít khi bị bệnh. Nên ngay cả khi bạn mới bắt đầu chơi cá cảnh bạn cũng dễ dàng nuôi được loài cá này.
Cá bảy màu cũng rất dễ sinh sản và cá sẽ đẻ rất nhiều mà không cần tới người nuôi phải can thiệp gì. Vậy nên chỉ với một cặp cá bảy màu trong bể, chúng sẽ nhanh chóng nhân giống thành một đàn cá đông đúc.
Cá bảy màu có giá thành khá đa dạng, tuy nhiên không quá đắt, nên ai cũng có thể sở hữu. Thông thường, giá của một cặp cá bảy màu đẹp là từ 15.000 – 20.000 đồng/ cặp.
Cá mún cảnh
Kích thước cơ thể: 3-4cm
Tính cách cá: Hiền lành, thân thiện
Nhiệt độ nuôi cá: 22-28°C
Độ cứng nước: 70—140 ppm
Độ pH nước: 7.0-8.0 độ
Cá mún là một loài cá cảnh có hình thức sinh sản là đẻ con, vô cùng nổi tiếng trong danh sách các loài cá cảnh nhỏ khỏe đẹp. Cá mún thường có màu đỏ rực rỡ, tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm mua được các loại cá mún có nhiều màu khác nhau như màu trắng, màu cam hoặc màu vàng,…
Những chú cá mún có kích thước nhỏ, khi trưởng thành chiều dài trung bình của cá chỉ khoảng 3-4cm. Tính cách của cá mún vô cùng hiền lành, thân thiện nên bạn có thể nuôi chung cá mún cùng nhiều loài cá khác trong bể.
Cá chuột
Kích thước cơ thể: 5 cm
Tính cách cá: Hiền lành, hòa đồng
Nhiệt độ nuôi cá: 23-26°C
Độ pH nước: 6.5-7.5 độ
Độ cứng nước: 50—150 ppm
Cá chuột là một loài cá tầng đáy rất vô cùng đẹp với thân hình nhỏ nhắn, trên cơ thể cá có một dải màu đậm kéo dài từ mang đến đuôi cá. Những chú cá chuột có mõm nhọn, thùy bên nhỏ, miệng cá có nhiều ấu dạng tua.
Đây được coi là loài cá dọn bể siêu hạng, chuyên ăn rong rêu, chất thải, mút nhớt trên cơ thể các con cá cảnh khác trong bể thủy sinh.
Loài cá này có tính cách hiền lành và dễ nuôi, dễ chăm sóc. Nếu bạn có ý định nuôi cá chuột thì nên nuôi chúng theo đàn ít nhất là từ 5- 6 con trở lên. Vì cá chuột có tập tính sống theo bầy đàn.
Cá neon
Tính cách của cá: Hiền lành, thân thiện
Độ pH nước: 6.0-7.0
Nhiệt độ nuôi cá: 21-27°C
Độ cứng nước: 50 – 100 ppm
Cá neon chắc chắn đã không còn xa lạ với nhữn dân chơi cá cảnh. Loài cá này vô cùng phổ biến, được chia thành nhiêu loại khác nhau như cá neon kim cương, cá neon vua, cá neon albino,…
Giống cá neon vốn là dòng cá hiền lành, cơ thể xinh đẹp, màu sắc sặc sỡ, tươi sáng trông vô cùng bắt mắt. Để có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của cá neon thì các bạn cần nuôi cá theo đàn từ 6 con trở lên.
Khi được nuôi theo đàn thì cá neon sẽ đỡ nhát hơn. Nếu bạn chỉ nuôi 1-2 con trong bể sẽ khiến cá không linh hoạt, năng động, dễ bị chán nản, stress….
Cá ember tetra
Kích thước cơ thể: 2cm
Tích cách cá: Hiền lành, thân thiện
Độ pH nước: 6.0–7.0 pH
Nhiệt độ nước: 23–29°C
Độ cứng nước: 90—200 ppm
Trên thị trường hiện tại, có nhiều dòng cá tetra khác nhau trong cộng đồng thủy sinh như là cá sóc đầu đỏ, cá nana, cá ember tetra… Trong số đó, cá ember tetra chính là loài cá cảnh có kích thước gần như nhỏ nhất.
Cá ember tetra là một dòng cá thủy sinh hiền lành, nguồn gốc của chúng là từ lưu vực sông Araguaia. Những chú cá ember tetra có màu cam hoặc đỏ, vây cá có độ trong mờ, mắt cá có viền đen lấp lánh.
Một đặc điểm thú vị ở cá ember tetra là chúng có thể tự thay đổi màu sắc phụ thuộc vào thức ăn bạn cho cá ăn và ánh sáng của loại đèn thủy sinh bạn dùng trong bể cá. Đây chắc chắn sẽ là một loài cá cảnh tuyệt vời cho bất kỳ bể thủy sinh nào,
Cá mắt đèn
Kích thước cơ thể: 2cm
Tính cách cá: Hiền lành
Độ pH nước: 6.5-7.0
Nhiệt độ nuôi: 23-26°C
Độ cứng nước: 20—200 ppm
Cá mắt đèn là loài cá tương đối mới trên thị trường Việt Nam hiện nay. Những chú cá này có nguồn gốc từ các con sông và suối nơi có mật độ cây cối dày đặc. Do đó, chúng đòi hỏi môi trường sống cần tối, mát, có nhiều cây thủy sinh xung quanh.
Trong tự nhiên, cá mắt đèn hay bắt đàn và bơi thành bầy đàn hàng nghìn con. Nguồn nước nuôi cá mắt đèn cần đảm bảo điều kiện sạch với dòng chảy chậm, nhẹ nhàng.
Tuy là loài cá cảnh đẹp nhưng nuôi cá mắt đèn sẽ khó hơn so với các loài cá cảnh khác bởi cá mắt đèn là loài cá tương đối nhạy cảm với môi trường sống. Nếu bạn không đảm bảo được môi trường sống tốt cho cá thì cá sẽ rất dễ bị chết.
Cá betta
Tính cách cá: Hơi hung dữ
Kích thước cơ thể: 6-8cm
Nhiệt độ nuôi cá: 22-30°C
Độ cứng nước: 90—300 ppm
Độ pH nước: 6.5-7.5
Cá betta là giống cá được thuần chủng có nguồn gốc từ đất nước Thái Lan, có tên gọi khác là Cá Xiêm. Những chú cá betta khi trưởng thành có thể dài lên tới 8cm. Cá betta sở hữu bộ vây quyến rũ cùng màu sắc sặc sỡ, khiến không ít người chơi cá cảnh yêu thích và săn đón, lựa chọn nuôi làm cảnh trong nhà.
Cá betta là loài cá sống khỏe và không yêu cầu cao về chất lượng nước nuôi. Bạn có thể không cần sử dụng bộ lọc trong bể cá. Tuy vậy thì bạn sẽ cần phải thay nước cho bể cá betta thường xuyên hơn, tầm khoảng 10% lượng nước mỗi ngày. Còn nếu bạn sử dụng lọc thì bạn có thể chỉ cần thay nước mỗi tuần một lần.
Cá betta không yêu cầu cao về kích thước bể tuy nhiên để cho cá betta có thể sống thoải mái thì bạn vẫn nên nuôi cá betta trong những chiếc bể có thể tích tối thiểu là 12 lít trở lên. Nếu nuôi nhiều con trong một bể thì bạn cần tăng diện tích lên. Vì cá betta có tính cạnh tranh lãnh thổ cao, dễ tranh giành, đấu đá, đánh nhau.
Cá chuột pygmy
Tính cách cá: Hiền lành
Kích thước cơ thế: 2cm
Độ pH nước: 6.5-7.5
Nhiệt độ nuôi: 22-26°C
Độ cứng nước: 40—200 ppm
Cá chuột pygmy là dòng cá chuột đặc biệt và vô cùng thú vị. Đây là loài cá cảnh bé nhất trong những loại cá chuột, khi trưởng thành kích thước của cá chỉ khoảng 2cm. Đây đảm bảo sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho những người mới chơi cá cảnh yêu thích dòng cá thủy sinh nhỏ.
Vì có kích thước rất nhỏ nên bạn không nuôi chung cá chuột pygmy với các loại cá cảnh có kích thước quá lớn hoặc quá hung dữ. Như vậy sẽ tránh việc cá chuột pygmy bị các loài cá khác ăn mất hoặc liên tục bị làm tấn công đến cá chuột pygmy bị stress, mắc bệnh.
Cá trâm
Kích thước cơ thể: 2cm
Tính cách cá: Hiền lành, hòa đồng
Nhiệt độ nuôi: 20-28°C
Độ cứng nước: 20—90 ppm
Độ pH nước: 6.8-7.8
Cá trâm là loài cá cảnh thủy sinh nhỏ nhất được bán phổ biến tại các cửa hàng cá cảnh ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Cá trâm khi trưởng thành chỉ có thể đạt được kích thước trên 1cm. Chúng thường được bán theo từng đàn khoảng 50-100 con cá giống.
Tuy ngoại hình của cá trâm nhỏ bé nhưng loài cá này lại sở hữu màu sắc vô cùng rực rỡ, xinh đẹp. Vẻ đẹp của cá trâm sẽ càng lộng lẫy hơn khi chúng bơi thành đàn trong bể cá.
Cá tam giác
Tính cách cá: Hiền lành
Kích thước cơ thế: 4cm
Độ pH nước: 6.5-7.5
Nhiệt độ nuôi: 22-26°C
Độ cứng nước: 40—200 ppm
Cá tam giác thường sống và bơi theo đàn, chúng ưa thích dòng chảy mạnh. Thân hình cá tam giác có màu cam với mảng đen màu hình tam giác đặc trưng. Cá tam giác chắc chắn sẽ là lựa chọn tốt cho những bể cá kích thước nhỏ và trung bình.
Nếu nuôi cá tam giác thì các bạn nên nuôi theo đàn ít nhất là 10 con cá. Cá tam giác có kích thước trung bình vào khoảng 4cm, không quá nhỏ cũng không quá lớn, phù hợp nuôi cùng nhiều loài cá cảnh khác.
Cá sặc
Kích thước cơ thể: 5cm
Tính cách cá: Hiền lành
Độ pH nước: 6.5-7.5
Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
Độ cứng nước: 50—150 ppm
Cá sặc chính là loài cá có nguồn gốc từ khu vực Nam Á. Cá sặc thích sống trong khu vực nước chảy chậm, môi trường ánh sáng nhẹ.
Những chú cá sặc có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, đen, nâu, trắng…, được phân thành nhiều loại như cá sặc gấm, cá sặc lửa,…
Loài cá này có tính cách vô cùng hiền lành vì thế các bạn có thể nuôi chung cá sặc cùng với các loài cá cảnh khác. Tuy nhiên không được nuôi cùng những giống cá có kích thước quá lớn hay quá hung dữ.
Cá diếc anh đào
Kích thước cơ thể: 5cm
Tích cách cá: Thân thiện
Nhiệt độ nước: 23–26°C
Độ cứng nước: 70—140 ppm
Độ pH nước: 6.0–7.0 pH
Cá diếc anh đào là loài cá cảnh hiền lành, thích sống theo bầy đàn. Các bạn có thể dễ dàng nhận biết cá diếc anh đào bởi chúng có thân hình nhỏ nhắn, cơ thể màu đỏ rực rỡ cùng một dải màu đen chạy dọc trên thân.
Khi mua cá diếc anh đào, các bạn nên nuôi cá theo đàn ít nhất từ 6 con trở lên để cá diếc anh đào đỡ bị nhát và cảm thấy an toàn hơn, vận động linh hoạt hơn.
Cá killi
Kích thước cơ thể: 3cm
Tính cách cá: Hiền lành
Nhiệt độ nuôi: 20-26°C
Độ cứng nước: 120—160 ppm
Độ pH nước: 6.0-7.0
Cá killi rất thích hợp để được nuôi trong cá bể cá mini bởi vì cá killi có kích thước nhỏ. Giống cá này rất đa dạng về kích thước và màu sắc nên bạn có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích của mình.
Để cá killi luôn khỏe mạnh và lên màu đẹp thì bạn cần đảm bảo môi trường sống cho cá chất lượng, ánh sáng trong bể cá ở mức trung bình.
Cá kim tơ vàng
Kích thước cơ thể: khoảng 3cm
Tính cách cá: Hiền lành, ưa hoạt động
Độ pH nước: 6.5-8
Độ cứng nước: 90-300 ppm
Nhiệt độ nuôi: 18-25°C
Cá kim tơ vàng là một trong những loài cá cảnh năng động, ưa thích hoạt động, hiền lành và có sức khỏe tốt. Trong tự nhiên cá kim tơ vàng hay sống tại những con suối nông nước trong và khu vực nhiều cây cối sum suê.
Miệng cá kim tơ vàng tương đối bé nên các bạn hoàn toàn có thể nuôi chung cá với cá loài cá cảnh nhỏ hơn để chúng chung sống hòa bình với nhau.
Trên đây là những thông tin chi tiết về các loại cá cảnh nhỏ đẹp và dễ nuôi nhất dành cho người mới. Hy vọng, qua bài viết các bạn đã có thêm kinh nghiệm để chọn cho mình được loài cá đẹp nhất, giúp bể cá của gia đình thêm sinh động hơn. Chúc bạn thành công!