Cá Hổ là một trong bộ ba Tam Tài: Rổng – Hổ – Sam nên thường được nuôi kết hợp với nhau. Giá thành của một chú cá Hổ có thể tới hàng chục triệu đồng nên luôn là niềm mơ ước của rất nhiều tín đồ cá cảnh. Tuy nhiên, để sở hữu được những chú cá hùng dũng, oai phong, sọc đẹp chuẩn nét thì cần người chơi phải am hiểu thật kỹ và bỏ nhiều công chăm sóc. Bài viết dưới đây nuoitrong.com sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ về cách nuôi loài cá này.
Giới thiệu về cá Hổ
Tên khoa học của cá Hổ là Tigerfish – cái tên chung gọi cho mọi loại cá Hổ chứ không dành riêng cho một loài cá nào. Đây là loài cá có nguồn gốc từ Châu Phi hiện nay đã có mặt ở hơn 60 quốc gia trên thế giới.
Cá Hổi thuộc giống cá cảnh hung dữ nhất, tập tính háu ăn và luôn sẵn sàng chiến đấu với bất cứ sinh vật nào đến gần nó. Có lẽ cũng vì thế mà nó được dân chơi cá cảnh gọi là chúa tể đại dương, chỉ xếp hàng sau cá mập.
Điểm nổi bật của loài cá này là thân hình có các đốm sọc đen xen kẽn. Thoạt nhìn sẽ thấy cá Hổ khá giống với cá Tứ Vân nhưng nó lại khác ở chỗ màu vàng và đen ở cá Hổ rõ và đậm hơn rất nhiều.
Phần đầu cá hình dáng hơi giống máy bay trực thăng, thân hình thon dài, hàm răng sắc nhọn đủ để nghiền nát tất cả. Khi trưởng thành, mỗi chú cá Hổ có thể nặng đến 5kg. Dòng Goliath Tigerfish là loài nặng nhất của dòng cá Hổ, trọng lượng khoảng 50 kg với chiều dài đến 2m.
Phân loại cá Hổ
Cá Hổ là tên gọi chung của nhiều loài cá, ngoài điểm chung thì mỗi loài thuốc giống cá này vẫn có điểm khác nhau để phân biệt. Hiện nay, ở nước ta có một số loài cá Hổ phổ biến sau đây:
2.1 Cá hổ Me Kong
Tên gọi khác của cá Hổ Me Kong là cá Hổ Campuchia vì chúng có mặt nhiều trên lưu vực sông Mekong từ Campuchia vào nước ta.
Điểm nổi bật làm nên sự khác biệt của loài cá này với các loài cá Hổ khác là trên thân cá có 3 sọc lớn đều. Đáng chú ý nhất là sọc đầu tiên nối từ vây lưng đến tận cuối đuôi tạo thành hình chữ V mang biểu tượng cho sự chiến thắng.
Nhiều chuyên gia cá cảnh cho rằng cá Hổ Me Kong và cá Hổ Việt Nam là một nhưng để tiện cho việc nghiên cứu và theo dõi thì hiện nay chúng vẫn được tách thành 2 loài khác nhau.
2.2 Cá hổ Thái
Tên tiếng Anh của cá Hổ Thái là Datnioides Pulcher. Đây là loài cá sống nhiều ở lưu vực sông Mekong Thái Lan. Hơn chục năm trước đây loài cá này thường được người Thái săn bắt tận diệt để chế biến thành những món ăn khác nhau và khai thác tương đối bừa bãi.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng cá đã tuyệt chủng ở đất nước này vào những năm 1990. Hiện nay số lượng cá hổ Thái chỉ còn một ít ở Campuchia, Lào,…
2.3 Cá hổ Indo
Cá hổ Indo tên tiếng anh là Datnioides Microlepis, là loài cá sống nhiều nhất ở các con sông Musi – Indonesia nên được đặt tên là cá Hổ Indo để phân biệt với các giống cá Hổ khác.
Hiện cá Hổ Indo có 2 dòng chính dựa trên đặc điểm về sọc trên thân cá là 3 sọc và 4 sọc, hình dáng khá giống cá Hổ Thái. Cá Hổ 3 sọc phía trên thân có vạch trắng ở giữ còn cuối đuôi lại có 3 sọc gồm 2 sọc nhỏ màu cam, vàng, trắng và 1 sọc khác to hơn hẳn. Ở nước ta rất hiếm khi có cá Hổ Indo 4 sọc.
Cách nuôi cá Hổ
Để quá trình nuôi cá Hổ thuận lợi, cá đạt được sự sinh trưởng tốt nhất thì kỹ thuật chọn và nuôi cá đúng chuẩn không thể bỏ qua. Bạn có thể tham khảo qua một số thông tin về những vấn đề này ngay dưới đây:
3.1 Cách lựa chọn cá
Lựa chọn cá Hổ ngay từ khi mua rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, yếu tố di truyền, vẻ đẹp của sọc trên thân cá,… Vì thế, khi chọn mua cá Hổ ở cửa hàng cá cảnh bạn nên quan sát thật kỹ các yếu tố sau:
– Khoảng cách giữa các sọc sạch sẽ, không có bất cứ tì vết nào để hạn chế quá trình nuôi sau này cá bị lem sọc.
– Để ý thật kỹ để phát hiện và không mua những con cá có chấm ruồi vì đây cũng là một dạng lem màu. Chấm ruồi này là một đốm tròn ở trên thân, hay có ở bụng và vây lưng.
– Phát hiện tình trạng vỡ sọc, thường gặp ở mép vạch vì nó cũng làm mất giá trị của cá. Để quá trình lớn lên sau này hạn chế được tình trạng cá bị vỡ sọc thì ngay khi cá còn bé nên chọn mua những chú có vạch đen đậm rõ ràng.
– Chọn quấn bụng cá để tránh tình trạng hở sọc về sau. Thực tế chia sẻ từ dân sành cá cảnh là những con cá Hổ lúc bé không bị quấn bụng thì lớn lên càng có nguy cơ hở sọc. Do đó, khi mua cá bé bạn nên chọn những chú cá quấn tất cả ở bụng, càng quấn đậm và dày càng tốt. Không nên chọn mua cá quấn rất mỏng vì lớn sẽ không còn quấn nữa.
Nếu bạn quan tâm đến khả năng lên màu của cá Hổ thì bạn cũng nên lưu ý về việc chọn mua cá sống cùng. Mặc dù bản tính cá Hổ hung hãn nhưng chúng là dễ hoảng sợ trước sự thay đổi môi trường đột ngột và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lên màu của cá.
Vì thế không nên nuôi cá Hổ với các loài cá có kích thước chênh lệch hơn chúng quá nhiều, các loài cá hung dữ. Chỉ nên chọn cá có bản tính hiền lành để sống chung cùng cá Hổ.
3.2 Chọn bể nuôi cá
Điều kiện bể cá là yếu tố quyết định khả năng sống thọ của cá Hổ. Đây là loài cá có kích thước cơ thể tương đối lớn nên cần được nuôi trong bể cá to, rộng với kích thước tối thiểu là 120 x 60cm để cá có đủ không gian di chuyển, phát triển được kích thước tối đa.
Không nên nuôi cá Hổ trong bể nhỏ vì bể càng nhỏ thì cá càng cảm thấy tù túng nên hoạt động càng kém. Kéo dài tình trạng đó lâu ngày cá nằm một chỗ, lười di chuyển, sức khỏe suy giảm và thậm chí còn dẫn đến tử vong.
Nên pha thêm chút muối hột vào bể nuôi cá Hổ để tiêu diệt phần nào mầm bệnh trong nước. Điều kiện môi trường nước nuôi cá nên được điều chỉnh độ pH lý tưởng 6. 5 – 7. 5 và nhiệt độ 20 – 24 độ C.
Cá Hổ cần nhiều nơi ẩn náu để rình mồi và có cảm giác an toàn. Do đó khi thiết kế bể cá nên trang trí đá ở phần đáy và thêm nhiều loài thực vật, nhất là các cây cảnh mini, tiểu cảnh để bể thêm đẹp mắt mà cá lại có môi trường tự nhiên thân thiết để dễ thích ứng.
Nuôi cá Hổ không thể không quan tâm đến màu sắc của cá. Để cá lên màu tươi đẹp bạn nên mua các loại phông nền, phù điêu để dán lên thành bể kết hợp với đèn chiếu có cường độ ánh sáng vừa phải. Sự kết hợp của các yếu tố này sẽ giúp cá lên màu đẹp nhất.
3.3 Lựa chọn bộ lọc bể cá
Cá Hổ thải ra rất nhiều chất thải nên bể cá không thể thiếu hệ thống lọc nước. Bạn cần chọn được một hệ thống lọc nước hiệu quả phù hợp với dung tích của bể để xử lý hết chất thải trong bể và giữ cho nguồn nước luôn sạch. Hệ thống lọc và sục khí của bể cần đảm bảo bật 24/24 để cá có nước sạch và oxy để thở.
Nếu có bộ lọc tốt và bật thường xuyên thì bạn cũng sẽ giảm thiểu được tần suất lọc nước cho bể và sức khỏe của chú cá Hổ cũng được bảo vệ tốt nhất.
3.4 Các bước thả cá vào bể
Nhiều người thường không tìm hiểu quy trình thả cá Hổ vào bể mà thả ngay vào bể sau khi đưa cá từ cửa hàng cá cảnh về. Đây chính là lý do khiến cho cá bị sốc, căng thẳng và dễ chết sau những ngày đầu ở bể mới.
Muốn cá Hổ thích nghi tốt để có sức khỏe đảm bảo thì bạn nên tuân thủ quy trình thả cá vào bể như sau:
– Bước 1: giảm lượng ánh sáng hoặc tắt hẳn đèn chiếu sáng trong bể cá mà bạn định nuôi cá Hổ.
– Bước 2: để nguyên cá trong túi và đặt nhẹ vào bể để túi trôi trên bề mặt bể trong 15 – 20 phút. Thao tác này nhằm mục đích cho cá có thời gian làm quen với điều kiện nhiệt độ trong bể mới.
– Bước 3: lấy một cái ca sạch múc nước trong bể cá một lượng tương đương với lượng nước ở trong túi cá rồi mở túi ra và đổ vào đó để cá làm quen với độ pH có trong môi trường mới. Tiếp túc đóng túi lại và để trôi trên mặt bể thêm 20 phút nữa.
– Bước 4: mở túi, dùng vợt để đưa cá ra ngoài bể hoặc nếu không có vợt thì chỉ cần để miệng túi hở cho cá tự bơi vào bể là được.
3.5 Thức ăn cho cá
Bản tính của cá Hổ là loài chuyên ăn thịt nên món khoái khẩu của chúng chính là thức ăn tươi sống. Vì thế, thức ăn ưu tiên cho cá Hổ ăn là trạch nhỏ, giun, tôp tép con,… Nếu bạn không có thời gian để tìm mua thức ăn tươi sống thì bạn có thể tập cho cá ăn thức ăn trữ đông.
Khi mới thả vào bể mới cá thường bỏ ăn vì chưa thích nghi kịp với điều kiện sống nhưng việc này chỉ diễn ra trong 1 – 2 ngày, sau đó cá sẽ lại tự động kiếm thức ăn như bình thường. Mỗi ngày chỉ nên cho cá Hổ ăn 1 bữa nhưng cần đảm bảo luân phiên, đa dạng thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển, tuổi thọ và màu sắc của cá.
Trong lúc cho cá Hổ ăn hãy chú ý không dùng tay trần để tiếp xúc với cá vì cá có thể nhầm tưởng tay bạn là thức ăn và tấn công bạn.
3.6 Vệ sinh bể cá
Thay nước đều sẽ giúp bể cá Hổ của bạn trong xanh và cá có được môi trường sạch để sinh sống, không lo nhiễm bệnh. Nên thay nước và vệ sinh bể cá 1 tuần/lần, mỗi lần chỉ thay 1/3 lượng nước trong bể và nước mới thay cần được đảm bảo loại bỏ hết khí clo rồi mới cho vào bể.
Bạn nên dùng ống xi phong để đưa vào thành bể, đáy bể, hút hết phân thải, thức ăn thừa và chất bẩn. Điều này sẽ giúp cho bể cá của bạn luôn sạch và cung cấp thêm oxy cho cá.
Trong quá trình vệ sinh bể cá không thể bỏ qua bộ lọc vì đây chính là thiết bị làm sạch bể, lắng đọng nhiều chất bẩn nhất. Việc vệ sinh bộ lọc nên tiến hành tuần tự cho từng bộ phận. Đầu tiên cần tháo rời miếng mút trong bộ lọc ra để rửa bằng bàn chảu chuyên dụng và nước sạch. Sau đó cần kiểm tra xem bộ phận lọc có phần nào hỏng không để thay thế,
Không nên thay luôn tất cả hệ thống lọc trong một thời điểm vì điều này dễ phá hỏng môi trường sống của cá, khiến cá bị sốc và chết. Các bộ phận được thay cần vệ sinh sạch sẽ rồi mới đem thay cho bể cá.
Các phụ kiện trang trí bể cá cũng cần được lấy ra từng cái để dùng bàn chải lông mềm chà rửa cho sạch. Riêng với phần sỏi dưới đáy bể có thể dùng máy hút mini để lấy cặn bẩn tích tụ rồilấy sỏi ra ngoài, chà xát nhiều lần trong nước sạch để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn bám trên đó.
3.7 Chăm sóc sức khỏe cho cá
Muốn chú cá Hổ của bạn không bị giảm tuổi thọ vì mắc bệnh, có được màu sắc đẹp và ổn định thì bạn nên chú ý phát hiện để điều trị ngay những bệnh lý nguy hiểm sau đây:
Cá Hổ bị mất màu
– Nguyên nhân: Chất lượng nước không đảm bảo, thường xuyên cho cá ăn quá no, ánh sáng quá mức.
– Triệu chứng: Cá chuyển sang màu thâm đen, đen, phai màu.
– Điều trị: Không nuôi cá chung với các loài cá hung dữ và có nhiều loại kích thước khác nhau; cho ăn vừa đủ no; luôn vệ sinh bể sạch sẽ và chỉ để lượng ánh sáng dịu nhẹ vừa phải.
Bệnh đốm trắng ở cá Hổ
– Nguyên nhân: nhiễm ký sinh trùng quả dưa do nước trong bể không đảm bảo chất lượng.
– Triệu chứng: trên thân cá có các đốm trắng nhỏ li ti sau đó lan dần khắp phần đầu và đuôi, cá có thể chết hàng loạt nếu không được điều trị sớm.
– Điều trị: giảm số lượng cá trong bể và tăng dần nhiệt độ nước lên mỗi giờ 1 độ C cho đến khi đạt 30 độ C thì dừng sau đó hàng ngày thay nước và dùng thuốc đặc trị.
Cá Hổ bị bệnh viêm ruột
– Nguyên nhân: lượng thức ăn trong mỗi lần quá lớn hoặc cho ăn mỗi lần với lượng không đều, thức ăn hư hỏng, thay đổi thức ăn đột ngột, nước bị ô nhiễm, oxy trong nước không đủ.
– Triệu chứng: bụng phình to, hậu môn sưng đỏ, ăn kém, bỏ ăn, phân cá có dạng như sợi chỉ màu trắng.
– Điều trị: dừng cho cá ăn sau đó tăng nhiệt độ bể thêm 2 độ C, thay nước mới hàng ngày nhưng mỗi lần thay chỉ thay 1/2 lượng nước trong bể và dùng dung dịch Furazolidone để ngâm cá khoảng 20 phút, làm như vậy cho đến cá có chuyển biến tốt. Trường hợp cá mắc bệnh viêm ruột nặng thì dùng thêm Gentamycin Sulphate để tiêm trực tiếp với liều lượng được hướng dẫn trên sản phẩm.
Cá Hổ giá bao nhiêu và mua ở đâu uy tín?
Cá Hổ là loài cá có giá thành và giá trị khá cao, được nhiều người săn đón nên nhiều cửa hàng bán cá cảnh đã không ngần ngại nâng giá bán. Để chọn mua được nơi bán chất lượng với mức giá hợp lý bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
4.1 Cá Hổ giá bao nhiêu?
Tùy thuộc vào chủng loại cá, cửa hàng bán và nguồn hàng mà mức giá cá Hổ sẽ có sự chênh lệch ở từng địa điểm bán cá. Trung bình mỗi con cá nhập ngoại size 10 – 12 đang được bán với giá khoảng 6 – 9 triệu/con. Cá Hổ bắc thì có giá chỉ khoảng 200.000 – 400.000/con
4.2 Mua cá Hổ ở đâu uy tín?
Chọn mua cá Hổ ở những cửa hàng cá cảnh uy tín sẽ giúp bạn có được nhiều sự lựa chọn hơn và giống cá cũng chất lượng hơn.
– Tại Hà Nội:
+ Thủy Sinh Tím: ngõ 26 Nghĩa Đô, Cầu Giấy – 0865313256
Website: https://thuysinhtim.vn/
+ Luxury Aqua: 19 ngõ 343, Đội Cấn, Ba Đình – 0366698086
Website: https://thuysinhcaocapvietnam.vn/
+ Thủy sinh Mini Aqua: 60 Tràng Thi, Hoàn Kiếm – 091 209 65 76
Website: https://www.facebook.com/miniaqua.vn
– Tại Tp. Hồ Chí Minh:
+ Thủy Sinh Trung Tín: 718 Trường Chinh, P.15, Q. Tân Bình – 0907 860 841
Fanpage: https://www.facebook.com/traithuysinhtrungtin/
Website: cacanhthuysinhtrungtin.com
+ Cá Cảnh Sài Gòn: 710 Trường Chinh, P.15, Q Tân Bình – 0942 681 818
Website: https://cacanhsaigon.com.vn
+ Cá Cảnh Hồng Anh: 168 Đào Duy Anh, P. 9, Q. Phú Nhuận – 0909 43 4567
Website: http://cacanhhonganh.com.vn/
Cá Hổ mang ý nghĩa phong thủy về sự may mắn, thành công nên hững chia sẻ về cách nuôi cá Hổ trên đây của nuoitrong.com hy vọng sẽ giúp con đường chinh phục loài cá đnế vương này của bạn sớm về đích thành công để bạn có được chú cá dũng mãnh, sọc đẹp và giá trị, khiến dân chơi sành cũng phải nghiêng mình bái phục.