Kinh nghiệm nuôi Cá Thanh Tử Quan đúng cách tại nhà

Cá thanh tử quan là giống sinh sống ở tầng giữa, sở hữu tấm thân bạc óng cùng chút hồng ở đuôi trông rất cá tính, được nhiều người lựa chọn để chơi cùng cá Rồng. Mặc dù không phải là loài cá cảnh phổ biến nhưng nó cũng tôn lên vẻ đẹp cho bể thủy sinh, rất đáng để chinh phục. Cùng nuoitrong.com tìm hiểu kỹ hơn về cách nuôi cá thanh tử quan và chăm sóc loài cá này để bể cá của bạn luôn sinh động.

Giới thiệu về cá thanh tử quan

Cá thanh tử quan còn có tên gọi khác là cá bình khách, cá thủy lôi hồng vĩ. Cá bơi theo đàn, hình dáng thon dài, chiều dài tối đa khoảng 21cm. Trong tự nhiên, loài cá này được tìm thấy ở các nhánh sông có mật độ oxy cao tại Nam Mỹ. Đây là loài cá được biết đến với khả năng nhảy vọt khỏi mặt nước để bắt côn trùng và tính thích nghi cao với điều kiện môi trường sống.

Tiêu đề ảnh cá thanh tử quan ảnh 1

Mang hình dáng hơi giống một trái thủy lôi nên nhìn bên ngoài cá thanh tử quan có vẻ đẹp rất cá tính. Toàn thân của cá là một màu bạc óng nổi bật kèm chút sắc hồng quyến rũ ở phía đuôi. Gần nắp mang cá có một chấm đen, vây có thể chuyển từ màu cam nhạt sang vàng tùy theo điều kiện sống. Phần trên mống mắt cá cũng có sắc cam chuyển sang vàng.

Những lưu ý khi nuôi cá thanh tử quan tại nhà

Cá thanh tử quan không quá khó chăm sóc, để quá trình nuôi và chăm sóc loài cá này diễn ra thuận lợi bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn chi tiết sau đây:

2.1 Cách lựa chọn cá thanh tử quan

Muốn cá thanh tử quan sống khỏe và sinh trưởng tốt thì bạn nên chọn những cửa hàng bán cá uy tín để mua và chú ý chọn những con cá nhanh nhẹn, đang hoạt động tốt, không có dấu hiệu của mầm bệnh.

Bên cạnh khâu chọn cá thì việc thiết kế bể cho cá sinh sống cũng rất cần thiết:

2.2 Chọn bể cá cho cá thanh tử quan

Màu sắc là điểm riêng biệt làm nên vẻ đẹp của các loại cá cảnh trong đó có thanh tử quan. Nếu cá được sống trong môi trường nước phù hợp thì màu sắc càng trở nên nổi bật và hoạt động tích cực hơn. Cũng nhờ đó mà cá chịu khó ăn, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, ít bệnh hơn.

Tiêu đề ảnh cá thanh tử quan ảnh 2

Mặc dù cá thanh tử quan có tính thích nghi cao với môi trường nhưng bể có kích thước trên 55 Gallon nước sẽ giúp cá phát triển tốt hơn. Nên thiết kế bể cho cá có chiều dài khoảng 100cm với nhiệt độ nước trong khoảng 24 – 28 độ C, môi trường nước có tính axit và mềm, độ pH của nước khoảng 6 – 7, độ cứng của nước khoảng 5 – 15dH.

Bể nuôi cá thanh tử quan nên thiết kế đơn giản, nền tối và có ít thực vật nổi để cá trú ngụ nhưng vẫn đảm bảo không gian cho cá bơi, đây cũng là cách để cá vận động tốt và giảm stress. Nền đáy bể không nên rải sỏi mà chỉ nên dùng cát mịn  trải. Nên nuôi thành nhóm trên 6 con cùng loại hoặc có thể thả cá nuôi chung cùng loại có kích thước gần bằng.

Cá thanh tử quan không yêu cầu cao về ánh sáng, chỉ cần ánh sáng vừa đủ, không nên dùng quá nhiều đèn hay ánh sáng quá mạnh. Thời gian chiếu sáng trung bình mỗi ngày khoảng 8 – 10 giờ nhưng có thể ngắt thành các khung giờ chiếu sáng khác nhau tùy theo giờ bạn ngắm bể, đèn nên mô phỏng ánh sáng tự nhiên để không gây căng thẳng cho cá.

Đèn có thể để gác cao hơn so với mặt nước 10 – 30cm tùy thuộc vào số lượng thực vật trong bể cá. Nếu thả dương xỉ hay rêu thì có thể gác đèn cao lên để ánh sáng tỏa ra đẹp hơn, cá cũng sẽ được hưởng theo màu ánh sáng mà trở nên lung linh hơn.

Tiêu đề ảnh cá thanh tử quan ảnh 3

Trong bể nuôi cá thanh tử quan cần có bộ lọc theo tiêu chuẩn như sau:

2.3 Lựa chọn bộc lọc cho bể cá

Cá thanh tử quan yêu cầu sục khí ít nhưng lại cần lọc nước nhiều. Hệ lọc góp phần rất lớn đối với việc ổn định nguồn nước nên tùy theo thể tích bể mà bạn nên chọn bộ lọc phù hợp để tạo luồng nước tốt, đảm bảo hoạt động sống và sinh trường của cá.

Khi đã hoàn tất các khâu chuẩn bị điều kiện sống cho cá, bạn hãy tiến hành thả cá vào bể bằng cách:

2.4 Cách thả cá thanh tử quan vào bể 

– Bước 1: cá được mua từ các cửa hàng bán cá cảnh thường được đựng trong túi nilon tối màu để việc vận chuyển trở nên dễ dàng, khi về đến nhà, trước khi cho vào bể bạn hãy tìm nơi tối để đạt cá vào sau đó tắt hoặc giảm ánh sáng ở bể nuôi, việc này sẽ tạo môi trường không căng thẳng cho cá khi vào “nhà mới”.

Tiêu đề ảnh cá thanh tử quan ảnh 4

– Bước 2: trong tình trạng miệng túi vẫn bịt kín, nhẹ nhàng đặt túi đựng cá vào trong bể và để như vậy khoảng 20 phút để cá làm quen với nhiệt độ của bể.

– Bước 3: lấy ca sạch múc lượng nước trong bể bằng lượng nước trong túi đổ vào túi đang đựng cá rồi tiếp tục bịt kín miệng túi, thả trôi thêm 20 phút nữa. Bước này giúp cho cá thích nghi với nguồn nước trong bể.

– Bước 4: mở miệng túi, nhẹ nhàng vớt cá ra khỏi túi và thả vào bể. Những tuần đầu chú ý theo dõi cá xem khả năng hòa hợp với các loài cá khác và kiểm tra xem cá có bị bệnh không.

2.5 Thức ăn cho cá thanh tử quan

Mọi loại thức ăn thông thường như: thức ăn dạng mảnh, thức ăn từ động vật, thức ăn thực vật hay thức ăn dạng viên, cá thanh tử quan đều ăn được. Tuy nhiên, mỗi loại thức ăn đều cần có những lưu ý riêng để đảm bảo tốt cho hệ tiêu hóa của cá và môi trường nước trong bể.

Tiêu đề ảnh cá thanh tử quan ảnh 5

Thức ăn chứa tinh bột ít năng lượng và khiến cá tạo ra lượng chất thải lớn. Thức ăn giàu đạm cung cấp nguồn năng lượng chính cho cá, thải ra ít hơn so với tinh bột nhưng dễ khiến chất lượng bể cá khó quản lí vì cá ăn nhiều đạm sẽ thải lượng ammoniac nhiều hơn. Các loại trùng chỉ, cá con,… giàu năng lượng tốt cho cá nhưng lại dễ lây nhiễm mầm bệnh sang cá.

Vì thế cho cá thanh tử quản ăn cần thiết lập chế độ ăn khoa học học, chỉ nên duy trì 1 lần/ngày với lượng thức ăn vừa đủ cho cá ăn hết trong 5 phút, tránh dư thừa thức ăn làm ô nhiễm nguồn nước. Nếu cho cá ăn gin cần để trong giỏ riêng hợp vệ sinh, không để giun rơi xuống đáy bể lâu ngày làm bẩn nước và cho giun có kích thước đủ để rơi qua lỗ cho cá đớp từng con sẽ tránh được tình trạng cá ăn quá no.

Đối với các dạng thức ăn viên nên ngâm trong nước 3 – 4 phút cho nở rồi mới cho cá ăn, tránh để nguyên cho ăn sẽ gặp tình trạng thức ăn nở trong bụng làm cá khó tiêu và khó bơi lội.

Muốn bể cá luôn đẹp và không ảnh hưởng đến sức khỏe của cá thì khâu vệ sinh bể rất cần thiết:

2.6 Vệ sinh bể cá

Thay nước, vệ sinh bể định kỳ 2 tuần/lần là điều nên làm. Chú ý không đặt bể quá xa khu vực xả nước để thuận tiện cho thao tác vệ sinh bể. Ngoài ra, có thể căn cứ vào hoạt động của cá và màu sắc của nước để tính thời điểm vệ sinh bể. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì cá sẽ mất dần màu sắc, biến động thông số cơ thể và thậm chí có thể bị còi, chậm lớn.

Tiêu đề ảnh cá thanh tử quan ảnh 6

Vì thế, nếu phát hiện cá đổi màu, bể có váng bọt, có mùi tanh, thực vật trong bể bị thối, bị tàn,… thì cần thay nước ngay. Khi thay nước không được bỏ đi quá 50% lượng nước trong bể, có thể dùng một số hoá chất như Zeolite hoặc Cacbonat Canxi (CaCO3) cải thiện môi trường nước.

Khâu sau cùng không thể bỏ qua trong quá trình nuôi và chăm sóc cá thanh tử quan đó là phòng trừ bệnh cho cá:

Những bệnh thường gặp và cách xử lý

Các bệnh dễ gặp ở cá thanh tử quan có thể kể đến là:

3.1 Bệnh đốm trắng

Ký sinh trùng quả dưa là tác nhân gây ra bệnh này, chủ yếu vào thời điểm cuối xuân và cuối thu. Bệnh khiến cá chết nhiều hơn so với các bệnh khác. Nếu cá bị đốm trắng cần giảm số lượng cá trong bể để cá có không gian bơi lội và kéo gian thời gian phơi nước trước khi tiến hành thay nước trong bể. Cần tăng nhiệt độ bể từ từ thêm 1 độ C/giờ đến khi đạt được 28 – 30 độ sau đó hàng ngày dùng nước muối và thuốc để xử lý.

Tiêu đề ảnh cá thanh tử quan ảnh 7

Cần đảm bảo sao cho cá chịu được khi nhiệt độ nước tăng lên cao và quan sát phản ứng của cá để dừng nhiệt độ kịp thời. Sau khi thích ứng với nền nhiệt được tăng, ký sinh trùng sẽ tự biến mất khỏi cơ thể cá.

3.2 Bệnh thối vây, xù vảy

Nước bị ô nhiễm hoặc có sự chênh lệch nhiệt độ trong quá trình thay nước là nguyên nhân khiến cá mắc bệnh xù vảy, thối vây. Cá bị bệnh thường bơi kém, lờ đờ, bị trương người lên, đuôi dựa vào thành hồ hoặc xuống dưới nền, bị mất phương hướng.

Trong trường hợp này, cách xử lý là tách cá thanh tử quan bị bệnh ra bể riêng rồi pha 10ppm thuốc tím vào nước để cá ngâm trong đó khoảng 10 phút rồi dùng nước sạch rửa lại. Khi cá mắc bệnh cần dừng cho ăn cho đến khi bụng cá trở lại trạng thái bình thường. Quá trình trị bệnh thường mất khoảng 1 – 4 tuần.

Tiêu đề ảnh cá thanh tử quan ảnh 8

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đủ để bạn trở nên tự tin khi quyết định chọn và nuôi cá thanh tử quan cho bế cá của mình. Dù không có tính chất phổ biến nhưng đây là loài cá có vẻ đẹp rất cá tính, khả năng hoạt động linh hoạt nên sẽ là gợi ý không tồi khi lựa chọn giống cá sống ở tầng trung. Đặc biệt, nếu bạn nuôi cá Rồng thì chọn cá thanh tử quan như một loại cá phụ kiện là rất hợp lý.

Lưu ý

– Trong quá trình nuôi cá thanh tử quan nên có nắp đậy bể vì loài cá này hoạt động mạnh và rất thích vọt ra ngoài.

– Đây là giống cá thuộc dòng săn mồi nên nên không nuôi cùng cá lót nền để tránh làm cá quẫy đục ảnh hưởng chất lượng bể và sức sống của cá.

– Nền bể cá thanh tử quan chỉ nên trải cát, không nên trải sỏi, nuôi thực vật vừa đủ để cá có không gian bơi lội vì cá sinh sống và hoạt động ở tầng trung.

– Cá thanh tử quan có lớp vảy khá dày nên có thể cho vào bể chút muối để đề phòng cá bị mắc bệnh nấm.

– Bể cá nếu được cắm thêm cây sưởi để duy trì nhiệt độ 28 – 30 độ C thì cá sẽ phát triển tốt hơn.

Câu hỏi thường gặp

  • Đây là loài cá có thể ăn được đa dạng thức ăn khác nhau nên không cần quá cầu kỳ về việc lựa chọn thức ăn cho cá
  • Nên cho cá sống trong môi trường nước có tính axit và mềm, độ pH của nước khoảng 6 - 7, độ cứng của nước khoảng 5 - 15dH.
  • Nếu cá mắc bệnh đốm trắng cần tăng nhiệt độ bể mỗi giờ đến khi đạt được 28 - 30 độ C thì cho chút muối vào bể và dùng thuốc đặc trị cho cá

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi