Bạn đang muốn tìm một loài cá Lóc lạnh để nuôi ở nhà nhưng lại đắn đo chưa biết loại nào? Vậy thì hãy theo dõi ngay các gợi ý dưới đây của Nuoitrong.com. Chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn top 5 các loài cá Lóc lạnh đẹp và được yêu thích nhất trên thị trường hiện nay. Hãy cùng tham khảo nhé.
Giới thiệu về cá Lóc lạnh
1.1 Nguồn gốc
Cá Lóc lạnh là loài cá ôn đới, có nguồn gốc và sinh sống chủ yếu ở các vùng Ấn Độ, Myanmar, Srika,… Bên cạnh đó cũng xuất hiện ở một số nước Đông Á – Đông Nam Á như ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Trong số các quốc gia trên thì Ấn Độ là nước tập trung nhiều cá loài cá Lóc nhất. Bởi lẽ đặc tính của cá Lóc ưa thích khí hậu đặc trưng của đất nước này, phù hợp để chúng sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó Ấn Độ, Việt Nam và Myanmar cũng là hai quốc gia có nhiều loài cá Lóc lạnh đẹp sinh sống trong tự nhiên.
1.2 Nuôi cá cá Lóc lạnh có khó không?
Các dòng cá Lóc lạnh nói chung đều có sức sống khá mãnh liệt, thích ứng được trong nhiều môi trường khác nhau. Chính vì thế việc nuôi cá Lóc lạnh không hề phức tạp và khó như các loài cá cảnh khác.
Bể nuôi của cá Lóc lạnh cần phải rộng rãi, setup một cách tự nhiên, có nhiều cây thủy sinh. Bể lọc bể cá cần phải tạo ra dòng chảy do cá Lóc lạnh sống ở sông, suối, nơi có dòng chảy liên tục. Phần nền trong bể tốt nhất là màu đen/màu tối.
Cá Lóc lạnh cũng không kén ăn bởi chúng là loài ăn tạp. Trong tự nhiên sở thích của cá là ăn các loại côn trùng nhỏ, ếch, thằn lằn, động vật không xương sống. Khi nuôi tại nhà bạn cũng có thể cho cá ăn đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau như: Sâu, giun con, dế, tôm – cá xay,… Hoặc thi thoảng bạn cũng có thể cho cá ăn các loại thức ăn tổng hợp.
Nhìn chung cá Lóc lạnh cũng ít mắc bệnh khi nuôi. Chỉ cần bạn cung cấp cho cá môi trường sống lành mạnh, không bị ô nhiễm, chế độ ăn uống đảm bảo là cá sẽ sinh sống khỏe mạnh.
Top cá Lóc lạnh đẹp, dễ chăm cho người mới bắt đầu
Ngay sau đây Nuoitrong.com sẽ giới thiệu đến bạn các dòng cá Lóc lạnh đẹp, xứng đáng để nuôi làm cảnh nhất hiện nay. Bạn đọc hãy cùng theo dõi ngay nhé.
2.1 Cá Lóc Trân Châu
Cá Lóc Trân Châu thuộc top cá Lóc lạnh rất được yêu thích hiện nay. Cá có nguồn gốc từ phía Trung và Nam của Trung Quốc. Thi thoảng cũng tìm thấy xuất hiện ở một đảo ở Nhật Bản và Đài Loan.
Môi trường sống ưa thích của cá Lóc Trân Châu đó là khu rừng nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm chính của khí hậu này đó là có lượng mưa lớn, mật độ dày và nhiệt cao vào mùa hè.
Khi nuôi cá Lóc Trân Châu bạn nên đặt bể cá ở khu vực không có ánh sáng mạnh. Bên trong bể cá bố trí không gian thủy sinh với nhiều cây, hang đá để cá có không gian để trú ẩn.
Nhiệt độ lý tưởng nhất để cá sinh trưởng trong mùa hè là từ 22 – 24 độ C. Vào mùa đông nhiệt độ có thể giảm xuống từ 15 – 20 độ C. Duy trì cho cá mức nhiệt độ ổn định sẽ giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Cá Lóc Trân Châu là loài chuyên ăn thịt. Trong khẩu phần ăn hằng ngày cá có thể chấp nhận nhiều loại thức ăn như: Trùn huyết, ấu trùng muỗi, côn trùng, giun, tôm, thức ăn công nghiệp,…
Trong tự nhiên cá Lóc Trân Châu sinh sản khá dễ. Còn nuôi trong môi trường thủy sinh bạn cần phải thực hiện các biện pháp kích đẻ thì cá mới có thể sinh sản. Thời điểm để cá có thể sinh sản là khi đạt đến kích thước 18cm. Thời điểm giao phối chủ yếu diễn ra vào ban đêm, nhiệt độ sẽ hạ xuống khoảng 18 độ C.
Sau khi con cái đẻ, trứng sẽ nổi lên mặt nước. Cá bố và cá mẹ sẽ dành thời gian để quan tâm và chăm sóc con cái. Tùy theo nhiệt độ nước mà trứng sẽ ở trong 24 – 32 giờ. Khi cá mới sinh sau khoảng 1 – 2 ngày người nuôi có thể cho cá ăn cylops, artetmina. Khi cá lớn hơn bạn cần phải lọc cá theo kích cỡ để tránh tình trạng cá lớn ăn cá bé.
2.2 Cá Lóc Nữ Hoàng
Cá Lóc Nữ Hoàng là loài cá rất được yêu thích hiện nay. Thoạt nhìn cá có vẻ ngoài gần giống với Cá Lóc Hoàng Đế nhưng khi quan sát kỹ cũng sẽ thấy cá có nhiều điểm khác biệt.
Nguồn gốc của loài cá này được tìm thấy đầu tiên ở dòng sông Brahmaputra chảy qua bang Assam và Arunachal Pradesh – Bắc Ấn Độ. Trong tự nhiên cá sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới gió mùa, khu vực có nhiều trận mưa nặng hạt, độ ẩm không khí cao. Chiều dài tối thiểu của dòng cá Lóc lạnh này khi trưởng thành là khoảng 35 – 40cm.
Dựa vào kích thước trưởng thành của cá khi nuôi tại nhà bạn cần phải chuẩn bị bể nuôi có đường kính từ 150 x 60cm trở lên. Để cá sinh trưởng khỏe mạnh bên trong bắt buộc cần phải có hệ thống lọc nước tốt. Bên cạnh đó, bên trong bể cũng cần phải bố trí thêm cây thủy sinh, hệ thống ánh sáng nhân tạo để chiếu sáng. Vì cá Lóc Nữ Hoàng có sở thích là thích nhảy nên bể nuôi cần phải bố trí thêm nắp để phòng trừ cá nhảy ra ngoài.
Đối với cá Lóc Nữ Hoàng việc kiểm soát nhiệt độ và nước nuôi chiếm vai trò khá quan trọng. Nếu nền nhiệt bị thay đổi đột ngột sức khỏe của cá sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Để cá khi lớn khỏe mạnh và lên màu đẹp bạn cần phải chuẩn bị cho cá chế độ dinh dưỡng thật đảm bảo. Đối với những chú cá con bạn cho cá ăn các loại ấu trùng chironomid (giun máu), giun đất nhỏ, tôm băm,… Khi cá đã trưởng thành bạn cũng có thể cho cá ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm. Bạn bổ sung thêm cho cá một số loại thức ăn tốt khác như: tôm sống, hến, thịt cá xay nhỏ, cám nhuyễn tổng hợp,…
Tính cách của cá Lóc Nữ Hoàng khá hung hăng vì thế bạn không nên nuôi cá trong một bể một bể cộng đồng. Thay vào đó bạn nên nuôi cá trong một bể riêng biệt.
Cũng giống như các loài cá Lóc cảnh khác, cá Lóc Nữ Hoàng là dòng ưa nước cũ, thích yên tĩnh. Mỗi lần vệ sinh bạn chỉ thay 20 – 30% nước trong bể. Trong trường hợp bạn không thấy bẩn thì không cần phải thay nhé.
2.3 Cá Lóc Ngọc Lam
Cá Lóc Ngọc Lam sở hữu vẻ đẹp vô cùng độc đáo và ấn tượng nên được nhiều người lựa chọn nuôi làm cảnh. Hiện nay cá Lóc Ngọc Lam có 03 dòng chính đó là: Ngọc Lam Khảm Đỏ, Ngọc Lam Da Báo và Ngọc Lam Thiên Hà. Mỗi loài cá lại có những đặc điểm riêng như:
– Cá Lóc Ngọc Lam Khảm Đỏ: Là loài cá sở hữu một màu xanh ngọc đặc trưng với điểm nhấn là các chấm đỏ trên thân. Các chấm này không chỉ có hình tròn mà còn tạo thành những mảng màu đỏ với nhiều hình dạng khác nhau. Cá có Body thon dài với viền vây màu trắng, gốc vây màu cam nhạt. Cũng chính bởi các yếu tố này nên cá được đặt là cá Ngọc Lam Khảm Đỏ.
– Cá Lóc Ngọc Lam Da Báo: Cá có màu xanh thiên hướng xanh lam, viền vây có màu trắng. Ở một số biến thể trên body cá sẽ có một chút màu cam ở bụng, nhưng màu xanh lam đậm vẫn là đặc trưng nhất. Thân của cá sẽ có thêm các chấm đen to rõ ràng, có xu hướng mọc theo hàng.
– Cá Lóc Ngọc Lam Thiên Hà: Bao phủ cơ thể của cá là màu xanh xám. Trên thân cũng có nhiều chấm tròn màu đen xuất hiện đều khắp.
Cá Lóc Ngọc Lam nói chung gây ấn tượng bởi có khả năng chịu đựng cực tốt. Chúng có thể sống ở những môi trường nước mà ít có loài cá nào có thể hoạt động được.
Khi nuôi thủy sinh, nhiệt độ thích hợp để nuôi cá Lóc thủy sinh đó là từ 14 – 28 độ C, độ cứng của nước là 36 – 357 ppm, độ PH từ 6.0 – 8.0.
Thức ăn thích hợp nhất để cá Lóc Ngọc Lam sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh đó là sò, cá, tép,… và các loại thức ăn giàu đạm. Bên cạnh đó bạn cũng có thể cho cá ăn các loại thức ăn như trùn đất, sâu dế,…
Việc phân biệt cá Lóc Ngọc Lam trống hay mái cũng không quá phức tạp. Bạn có thể dựa vào một số mẹo mà Nuoitrong.com chia sẻ sau. Những con cá Lóc mái thường sẽ mập mạp, mũm mĩm hơn con trống. Hoặc nếu bạn không biết phân biệt cá thế nào, có thể thả chung một đàn cá vào bể, chúng sẽ tự bắt cặp với nhau.
2.4 Cá Lóc Cầu Vồng Ngũ Sắc
Cá Lóc Cầu Vồng Ngũ Sắc là dòng cá Lóc Lạnh có giá thành rẻ, đẹp sặc sỡ và cũng rất tìm mua. Cá có nguồn gốc từ các vùng Châu Á như Pakistan, Ấn Độ, Băng La Đét và một số nước thuộc Châu Phi. Loài này cũng vẫn thuộc họ nhà cá quả và hoàn toàn có thể phân biệt được với những loại cá lóc khác dựa vào màu sắc của chúng.
Đặc điểm dễ nhận biết nhất của loài cá này đó chính là đôi mắt màu đỏ, mảng màu da cam ở mặt dưới đối lập tương phản với thân hình màu ghi. Cá có body thon dài, không có vảy, một chiếc mồm to với đầy răng sắc nhọn.
Kỹ thuật nuôi cá Lóc Cầu Vồng Ngũ Sắc nhìn chung cũng không quá phức tạp. Điều quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải quan tâm đó là chất lượng nước. Độ pH lý tưởng để cá sinh trưởng là từ 6.0 – 7.7. Nước nuôi cá phải là nước sạch. Nếu bạn sử dụng nước máy thì cần phải khử sạch clo và khử khuẩn cẩn thận. Nhiệt độ thích hợp nhất để cá Lóc Cầu Vồng Ngũ Sắc sinh trưởng và phát triển là từ 20 – 28 độ C. Loài cá này vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ nước, chúng có thể sẽ bị chết nếu như bạn thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.
Kích thước của chú cá Lóc Cầu Vồng Ngũ Sắc khi trưởng thành lên là khoảng 17cm. Vì thế bể nuôi cho cá bạn cần phải có kích thước tối thiểu là 200L trở lên. Nếu nuôi từ một cặp bể cần phải có kích thước là 450L. Vì có tính cách hung dữ nên bạn hạn chế không nuôi chung với các loài cá khác.
Thường thì những con cá Lóc đực sẽ lớn hơn con cái. Trong những năm đầu tiên cá sẽ phát triển nhanh nên bạn cần phải cung cấp cho cá lượng thức ăn giàu protein.
Cá Lóc Cầu Vồng Ngũ Sắc cũng giống như hầu hết các loài cá Lóc cảnh khác, chúng là loài đẻ trứng. Để cá mái sản xuất được trứng bạn cần phải cung cấp cho cá môi trường nước sạch, có đủ oxy và nhiệt độ. Mặc dù con cái có thể chịu được nhiệt độ nước thấp 18 độ C nhưng khả năng sinh sản của chúng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Do đó để cá sinh sản thuận lợi bạn hãy đảm bảo cho cá khoảng nhiệt độ ít nhất là 21 độ C. Một chú cá trưởng thành sẽ sinh sản sau khoảng 04 tháng tuổi. Để cá con sinh ra khỏe mạnh cũng như cá bố mẹ không bị ảnh hưởng sức khỏe sau sinh sản bạn hãy cho cá ăn nhiều thức ăn dạng viên, trùn máu, tôm ngâm muối,…
Khi được chăm sóc tốt, tuổi thọ trung bình của cá Lóc Cầu Vồng Ngũ Sắc có thể kéo dài tới 10 – 15 năm.
2.5 Cá Lóc Andrao
Cá Lóc Andrao cũng thuộc nhóm cá Lóc lạnh dễ nuôi và quý hiếm. Loài cá này khá rất thích hợp với những ai mới bắt đầu chơi cảnh. Cá được phân bố chủ yếu ở khu vực Ấn Độ. Môi trường sống yêu thích của cá là ở vùng đồng bằng cận nhiệt đới. Ở đây mùa hè kéo dài từ tháng 3 đến giữa tháng 6, còn mùa đông tương đối ôn hòa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Kích thước trưởng thành của cá dao động từ 10 – 11cm. Bể thích hợp để nuôi cá Lóc lạnh tối thiểu từ 80x30m. Nếu bạn nuôi số lượng nhiều hơn thì cần phải có một bể nuôi rộng hơn. Cá Lóc Andrao thích hợp trong bể nuôi có ánh sáng mờ, với lớp thực vật phong phú. Vì có tập tính trú ẩn nên trong bể nuôi bạn trang trí thêm nhiều cây sen, súng, cây, gỗ lũa,… Ngoài ra, phía trên bể cũng cần có nắp vì cá có khả năng nhảy khá tốt. Lưu ý khoảng cách giữa nắp và mặt nước cũng cần phải có khoảng trống nhất định.
Cá Lóc Andrao là loài cá săn mồi, chúng có thể ăn các loài côn trùng, động vật không xương sống trong tự nhiên. Thậm chí bạn còn có thể cho cá ăn các loại thực phẩm khô. Với những chú cá con bạn nên cung cấp cho cá các thực phẩm như giun đất nhỏ, tôm băm nhỏ,… Khi cá trưởng bạn cho ăn các loại thịt tôm nguyên có, hàu, sống tôm sống, giun đất,…
Bước vào giai đoạn trưởng thành cá Lóc Andrao sẽ bắt đầu sinh sản. Để kích thích cá sinh sản bạn cần phải tăng nhiệt độ, không được thay nước và hạn chế tác động vào môi trường thủy sinh. Sau khi con cá cái đẻ trứng, con cá đực sẽ thu thập trứng đã thụ tinh trong miệng. Thời gian ấp trứng khoảng 3 – 5 ngày, cũng có thể lâu hơn. Cá con rất dễ nuôi, cá bố mẹ thường bơi theo và chăm sóc bảo vệ con trong vài tuần sau đó.
Trên đây là top 5 cá Lóc lạnh đẹp và dễ chăm cho người mới bắt đầu. Mỗi loài cá lại sở hữu những nét đặc trưng riêng. Bạn đọc có thể cân nhắc theo sở thích để chọn nuôi loài cá phù hợp với mình. Mong rằng những thông tin mà Nuoitrong.com chia sẻ hữu ích đến bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!