Cách trồng và chăm bón cây Đậu Phộng nhiều hạt năng suất cao

Đậu phộng là một loại hạt giàu chất dinh dưỡng có thể được tận dụng bằng cách luộc hoặc nấu thành sữa để thưởng thức, không những thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có vô vàn công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên liệu quá trình trồng và chăm sóc cây Đậu Phộng có phức tạp không? Hãy đọc ngay bài viết sau từ Nuoitrong.com để có câu trả lời chi tiết!

Đặc điểm, nguồn gốc cây Đậu Phộng

Cây Đậu Phộng hay còn được gọi là cây lạc, có nguồn gốc từ các khu vực Trung và Nam Mỹ. Loại cây này đã được thuần hóa ban đầu tại các vùng thung lũng của Paraguay hoặc Bolivia, khu vực Nam Mỹ, và cho đến ngày nay vẫn còn nhiều chủng cây lạc hoang dã được phát hiện tại đây.

Cây Đậu Phộng được người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phát hiện, sau đó mang lạc từ Brazil đến Tây Phi và từ đó sang Tây Nam Ấn Độ. Ngoài ra, cây lạc còn được đưa đến Trung Quốc bởi các thương nhân Bồ Đào Nha vào thế kỷ 17 và bởi các nhà truyền giáo Mỹ vào thế kỷ 19, sau đó lan rộng khắp các quốc gia châu Á.

Cây Đậu Phộng là một loại cây thân thảo hàng năm có thể đạt chiều cao từ 30–50 cm. Lá mọc đối, có hình lông chim kép với bốn lá chét, kích thước lá chét thường dao động từ 1–7 cm chiều dài và từ 1–3 cm chiều rộng.

Hoa của cây có dạng hoa đậu điển hình, màu vàng với điểm gân đỏ và cuống hoa dài từ 2–4 cm. Sau khi thụ phấn, quả của cây phát triển thành dạng quả đậu dài từ 3–7 cm, thường chứa từ 1 đến 4 hạt (gọi là ánh) và quả thường nằm dưới đất để phát triển.

tiêu đề ảnh cây Đậu Phộng ảnh 1

Cây Đậu Phộng còn có tên gọi phổ biến khác là cây lạc

Chuẩn bị trước khi trồng cây Đậu Phộng

Trước khi bắt đầu quy trình trồng cây Đậu Phộng, bạn cần chuẩn bị các vật dụng sau:

2.1 Thời vụ trồng

Mùa vụ phù hợp để thực hiện phương pháp trồng đậu phộng là vụ đông xuân và hè thu, đồng thời có thể thực hiện ở nhiều vùng địa lý khác nhau trong nước ta.

Đối với các vùng đất cù lao ven sông:

– Trong vụ đông xuân: Quá trình gieo giống diễn ra khi nước lũ đã rút khỏi mặt ruộng, thường tập trung từ ngày 15/11 đến 15/12 theo lịch dương.

– Trong vụ hè thu: Gieo giống được thực hiện vào tháng 4 – 5 theo lịch dương để thu hoạch trước khi mùa lũ về.

Đối với các vùng đất núi:

– Trong vụ đông xuân: Quá trình gieo giống diễn ra từ tháng 11 – 12 theo lịch dương (cuối mùa mưa), đặc biệt tại những vùng có nguồn nước dồi dào để tiện cho việc tưới tiêu.

– Trong vụ hè thu: Gieo giống thường bắt đầu ở đầu mùa mưa, là thời điểm sản xuất chủ lực của những khu vực đất núi.

– Vào mùa thu đông: Chỉ có thể trồng ở những vùng đất cao và có khả năng thoát nước tốt. Hơn nữa, vụ này thường mang lại năng suất thấp và chủ yếu được sử dụng để sản xuất giống cho vụ đông xuân.

tiêu đề ảnh cây Đậu Phộng ảnh 2

Cây Đậu Phộng thường được trồng vào vụ đông xuân hoặc hè thu

2.2 Đất trồng

Để cây Đậu Phộng phát triển mạnh mẽ và đạt được năng suất cao, bạn cần lựa chọn đất trồng cẩn thận và kĩ lưỡng. Đất cần có đặc tính tơi xốp và khả năng thoát nước tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây và hệ rễ có thể xâm nhập sâu vào lòng đất. Đồng thời độ pH của đất nên được duy trì trong khoảng từ 5,5 đến 6,5 để tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các nốt sần.

2.3 Chọn giống

Bạn cần lựa chọn hạt giống phù hợp đối với trồng đậu phộng bởi từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình canh tác và tăng cường sự sinh trưởng nhanh chóng của cây.

Khi chọn hạt giống, bạn cần đảm bảo rằng chúng không bị nhiễm sâu bệnh, có kích thước to, đều và mẩy. Ngoài ra, hạt giống cũng nên có vỏ sáng và không có các vết thương do va đập hoặc tổn thương cơ giới. Đặc biệt cần chọn những hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, vượt qua mức 90%.

Trên thị trường hiện nay, có đa dạng loại giống đậu phộng như: VD, VD2, VD5, L18, MD7, L14, ML25,… Chính vì thế, bạn cần chú ý để lựa chọn giống phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện địa phương.

tiêu đề ảnh cây Đậu Phộng ảnh 3

Hạt giống lựa chọn cần không bị nhiễm sâu bệnh, có kích thước to, đều và mẩy

Hướng dẫn cách trồng cây Đậu Phộng chi tiết

Sau các bước chuẩn bị, hãy cùng bắt tay ngay vào tiến trình trồng cây Đậu Phộng nhé:

3.1 Xử lý đất trồng

Trước khi thực hiện phương pháp trồng Đậu Phộng, bạn cần tiến hành xử lý đất một cách cẩn thận. Đất cần được cày bừa kỹ và loại bỏ hết cỏ dại. Đồng thời đảm bảo tỷ lệ đất đường kính nhỏ hơn 1cm chiếm phần lớn với mức tối thiểu là 70%. Ngoài ra, độ ẩm của đất khi tiến hành gieo hạt cần đạt khoảng 75%.

Sau đó bạn hãy tiến hành lên luống cho ruộng trồng đậu phộng. Dưới đây là hai cách lên luống mà bạn có thể tham khảo:

– Lên luống đảm bảo chiều rộng là 1,2m, đồng thời rãnh luống đạt mức 0,3m với chiều cao tiêu chuẩn từ 15 đến 20cm. Hơn nữa, yêu cầu trên luống cần phải là 4 hàng cách nhau khoảng 30cm, nằm dọc theo luống với hai hàng ngoài cách mép khoảng 15cm.

– Lên luống có chiều rộng khoảng 0,6m, phần rãnh luống rộng 0,3m và chiều cao đạt từ 15 đến 20cm. Mỗi luống được chia thành 2 hàng, mỗi hàng cách nhau 30cm nằm dọc theo luống. Còn đối với 2 hàng ngoài cần cách mép với khoảng cách là 15cm.

tiêu đề ảnh cây Đậu Phộng ảnh 4

Đất trồng cần được cày bừa kỹ và loại bỏ hết cỏ dại trước khi tiến hành trồng

3.2 Xử lý hạt giống

Trước khi gieo hạt để trồng, bạn cần thực hiện xử lý hạt giống một cách cẩn thận:

– Ngâm hạt trước khi gieo: Cho hạt vào nước khoảng 3 – 4 giờ ở nhiệt độ phòng. Sau đó, tiếp tục ngâm trong khoảng 10 – 12 giờ cho đến khi rễ mầm bắt đầu nảy mầm ra khỏi vỏ lụa của hạt lúa, lúc này bạn có thể thực hiện trồng.

– Gieo trực tiếp: Trước khi gieo cần đảm bảo rằng mặt đất ẩm ướt đều. Đặt hạt giống vào lỗ trồng và chôn với độ sâu khoảng 3 – 5cm.

3.3 Tiến hành trồng cây Đậu Phộng

Hạt giống không nên được bóc vỏ ra trước khi bắt đầu tiến hành gieo hạt. Thông thường, lượng hạt giống sử dụng cho 1ha ruộng trồng là khoảng 220 – 250kg hạt khô với độ ẩm khoảng 8 – 9%.

Dưới đây là hai cách trồng cây Đậu Phộng phổ biến nhất:

– Trồng rạch hàng: Tiến hành kéo rãnh trên hàng, trồng theo rãnh với khoảng cách là 10cm/hạt, đồng thời khoảng cách giữa hai rãnh sẽ là 20 – 25cm.

– Trồng theo lỗ: Mỗi hàng ngang bạn sẽ để 4 – 5 lỗ, mỗi lỗ trồng khoảng 2 – 3 hạt với khoảng cách tiêu chuẩn giữa các lỗ là 20 – 25cm, đồng thời đảm bảo hàng cách hàng là 25 – 30cm.

tiêu đề ảnh cây Đậu Phộng ảnh 5

Bạn có thể trồng cây Đậu Phộng bằng cách rạch hàng hoặc trồng theo lỗ

Cách chăm sóc cây Đậu Phộng đúng kĩ thuật

Sau đây là các yếu tố quan trọng cần được đảm bảo trong quá trình chăm sóc cây Đậu Phộng:

4.1 Tưới nước

Khi thời tiết khô khan và không mưa và cây bắt đầu ra hoa, bạn cần tưới nước để duy trì độ ẩm phù hợp. Có hai cách cơ bản để tưới nước là tưới phun đều lên ruộng lúa hoặc tưới nước đầy vào các rãnh.

Ngoài ra, trước khi thu hoạch, bạn cần giảm lượng nước tưới. Hơn nữa, cách 10 ngày trước khi thu hoạch, không nên tưới nước để tránh hạt trong đất nảy mầm sớm. Một ngày trước khi thu hoạch, bạn có thể tưới nước vào ruộng đậu để khi thu hoạch nhổ không gây tổn thất.

Đặc biệt, trong hai giai đoạn quan trọng là khi cây có ba lá thật và thời kỳ ra hoa, lúc này cần đảm bảo độ ẩm của đất khoảng 70%.

tiêu đề ảnh cây Đậu Phộng ảnh 6

Bạn cần tăng giảm lượng nước tưới sao cho phù hợp tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây

4.2 Trồng dặm

Sau khoảng 3 đến 5 ngày thực hiện phương pháp trồng đậu phộng, mầm sẽ nảy đều. Lúc này, bạn cần kiểm tra và thực hiện điều chỉnh lại vị trí những hạt bị chết. Từ đó sẽ giúp duy trì mật độ phù hợp và đảm bảo năng suất khi thu hoạch.

4.3 Làm cỏ

Để ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại trước hoặc sau khi gieo hạt giống từ 1 đến 3 ngày, bạn nên sử dụng các loại thuốc diệt cỏ. Từ đó sẽ giúp giảm thiểu tối đa sự phát triển của cỏ dại trên ruộng trồng.

Ngoài ra, khi cây Đậu Phộng đang trong giai đoạn sinh trưởng có từ 3 đến 6 lá, bạn cần thực hiện làm sạch cỏ bằng cách sử dụng các loại thuốc trừ cỏ chuyên dụng phù hợp.

Ở những giai đoạn sau, quá trình làm sạch cỏ cần được thực hiện bằng phương pháp thủ công, từ đó không để cỏ dại ảnh hưởng đến sự phát triển của ruộng trồng.

4.4 Vun xới gốc

Khi hạt giống bắt đầu nảy mầm, bạn có thể sử dụng tay để nhẹ nhàng xới gốc giúp lá mầm dễ dàng nẩy lên khỏi mặt đất.

Khoảng 13 ngày sau khi gieo trồng, lúc này bạn cần thực hiện xới nhẹ ở ruộng trồng, đồng thời có thể kết hợp bón phân.

Khi cây ra hoa, bạn cần vun gốc để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đâm tỉa của cây đậu phộng, từ đó đảm bảo năng suất cao.

4.5 Bón phân

Trong quá trình thực hiện trồng đậu phộng, bạn cần đảm bảo sự cân bằng giữa bón lót và bón thúc cho cây:

Bón lót:

Để cải thiện chất lượng đất và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bạn cần thực hiện bón lót để tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh mẽ. Sử dụng 50 – 70kg phân hữu cơ trực tiếp bón lên đất trồng. Hơn nữa, bón phân cần kết hợp với làm cỏ, xới xáo và phơi khô khoảng 15 ngày trước khi gieo hạt.

Bón thúc:

– Bón thúc lần 1: Sau khoảng 10 – 15 ngày sau khi gieo hạt là thời điểm phù hợp để bón phân cho cây. Sử dụng lượng phân 20 – 30kg/1000m2/lần bằng phân NPK 20-20-15 hoặc NPK 16-16-8.

– Bón thúc lần 2: Sau khoảng 25 – 30 ngày sau khi gieo hạt, bạn cần tiến hành bón phân với lượng từ 20-30kg/1000m2/lần, sử dụng phân NPK 17-7-17 hoặc NPK 15-15-15.

tiêu đề ảnh cây Đậu Phộng ảnh 7

Bạn cần thực hiện bón lót và bón thúc đúng theo từng giai đoạn phát triển của cây

Quá trình thu hoạch và bảo quản Đậu Phộng

5.1 Thu hoạch

Để thu hoạch đậu phộng, bạn nên chọn những ngày trời nắng ráo và mặt ruộng khô. Ngoài ra, khi gần đến ngày thu hoạch, bạn có thể nhổ ra một hoặc hai cây Đậu Phộng để kiểm tra và xác định thời điểm thu hoạch phù hợp nhất.

Hơn nữa, khi kiểm tra, nếu thấy cây có lá vàng nhiều, vỏ quả cứng, chắc, ít quả lép và khoảng 70 – 75% quả đã chín, thì đó là lúc thích hợp để thu hoạch đậu phộng.

5.2 Bảo quản

Sau khi nhổ đậu phộng lên, bạn nên sắp xếp cây thành hàng để phơi dưới ánh nắng, từ đó giúp khử mầm bệnh lần cuối. Sau đó, bạn có thể nhặt quả ra khỏi cuống và loại bỏ các hạt lép.

Nếu muốn bảo quản đậu phộng để sử dụng sau này hoặc để bán, bạn cần phơi đậu phộng thật khô dưới ánh nắng. Sau đó đợi cho đến khi lắc đậu, bạn nghe tiếng lóc cóc thì có thể ngừng phơi.

Để bảo quản đậu phộng, bạn nên đặt chúng trong bao bố và để ở nơi khô ráo, tránh xa ẩm ướt và nguy cơ bị tấn công bởi kiến và mối.

Công dụng của Đậu Phộng

Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng các chất, đậu phộng được xem là loại hạt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Các tác dụng bao gồm:

6.1 Tốt cho tim mạch

Trong đậu phộng chứa một lượng đáng kể các loại chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, các chất này rất quan trọng nhằm giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, đậu phộng còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho tim mạch như magie, niacin, đồng, axit oleic và các chất chống oxy hóa.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, sử dụng đều đặn loại thực phẩm này có thể giảm đến 35% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

tiêu đề ảnh cây Đậu Phộng ảnh 8

Trong đậu phộng có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe tim mạch

6.2 Hỗ trợ giảm cân

Hạt đậu phộng có hàm lượng đạm và chất béo không bão hòa đơn cao, từ đó giúp tăng cường sự tiêu thụ năng lượng của cơ thể. Ngoài ra, chúng cũng là nguồn cung cấp chất xơ không tan, giúp tạo ra một bữa ăn nhẹ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Đồng thời tiêu thụ đậu phộng đều đặn có thể giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.

6.3 Chống oxi hóa

Hạt đậu phộng chứa rất nhiều axit p-coumaric, một loại chất có khả năng chống oxy hóa cao.

Hơn nữa, khi hạt đậu phộng được rang chín, khả năng chống oxy hóa của chúng còn được tăng lên lên đến 22%. Ngoài ra, với tác động của nhiệt thì hàm lượng axit p-coumaric có trong đậu phộng sẽ tăng lên.

Ngoài ra, trong hạt đậu phộng còn chứa vitamin E, một loại chất chống oxy hóa khác có công dụng tuyệt vời giúp hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.

6.4 Giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Hạt đậu phộng có lượng đường rất thấp và chất béo an toàn nên sẽ là một lựa chọn tốt cho người bị đái tháo đường. Hơn nữa, ăn đậu phộng không làm tăng lượng đường trong máu, thực tế chúng là nguồn thực phẩm tự nhiên cung cấp lượng calo cần thiết cho những người bị đái tháo đường hoặc cả những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và đang ăn kiêng.

6.5 Tốt cho sức khỏe não bộ

Trong đậu phộng có sự dồi dào của Vitamin B3 và niacin. Đây được xem là nguồn cung cấp các chất thiết yếu mà cơ thể dễ dàng hấp thụ, từ đó giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện hoạt động của não bộ. Ngoài ra, niacin có trong đậu phộng cũng có tác dụng tích cực giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

6.6 Giảm nguy cơ mắc ung thư

Dầu đậu phộng không chỉ là một loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe của con người mà còn được nghiên cứu là thực phẩm có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số loại tế bào ung thư, trong đó có ung thư biểu mô tuyến.

6.7 Tốt cho thai nhi trong bụng mẹ

Trong hạt lạc có hàm lượng axit folic khá dồi dào. Đây là một dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, đặc biệt là hỗ trợ ngăn chặn các dị tật ống thần kinh. Vì vậy, các mẹ bầu không bị dị ứng với đậu phộng hoàn toàn có thể bổ sung vào thực đơn dưỡng thai hàng ngày của mình.

tiêu đề ảnh cây Đậu Phộng ảnh 9

Trong hạt đậu phộng có chứa nhiều axit folic rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi

Một số lưu ý khi ăn Đậu Phộng

Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng hạt đậu phộng:

– Đối với những người bị dị ứng với đậu phộng thì không nên sử dụng.

– Người có vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa kém nên cân nhắc vì hạt đậu phộng có thể làm cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.

– Hạt đậu phộng mốc có thể chứa nhiều chất gây ung thư hoặc độc hại, do đó khi sử dụng cần loại bỏ những hạt mốc hoặc hỏng.

– Do hạt đậu phộng chứa các chất làm giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng, vì vậy mỗi ngày nên ăn khoảng 30g (tương đương 53 hạt).

– Ngoài ra, đối với người gặp vấn đề về dạ dày hay có hệ tiêu hóa kém cũng nên hạn chế sử dụng đậu phộng, vì chúng có thể gây khó khăn khi tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Những ai không nên ăn Đậu Phộng?

– Người bị cắt túi mật hoặc tiêu hóa kém: Đậu phộng chứa nhiều mỡ và để tiêu hóa chúng cần lượng lớn dịch mật. Do đó, người đã bị cắt túi mật hoặc có tiêu hóa kém thường không đủ dịch mật để tiêu hóa đậu phộng.

– Người bị nóng trong: Đậu phộng có vị ngọt và tính nóng, do đó sẽ làm tăng hỏa khí và có thể làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh như viêm khoang miệng, viêm lưỡi và khó thở cho những người mắc các bệnh này.

– Người có vấn đề về mỡ máu hoặc cao huyết áp: Đậu phộng chứa nhiều chất béo và calo, do đó khi sử dụng có thể làm tăng lượng mỡ trong máu, gây ra hiện tượng xơ cứng động mạch và cao huyết áp, đặc biệt đối với những người có tiền sử về mỡ máu.

– Người mắc bệnh gout: Đậu phộng chứa nhiều chất dầu béo và protein, không phù hợp cho những người mắc bệnh gout. Hơn nữa, sử dụng nhiều đậu phộng có thể làm giảm bài tiết axit uric và làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh.

tiêu đề ảnh cây Đậu Phộng ảnh 10

Hạt đậu phộng tuy rất thơm ngon, bổ dưỡng nhưng có một số người vẫn không nên sử dụng

Các món ăn ngon chế biến từ Đậu Phộng

Đậu phộng là nguyên liệu linh hoạt có thể tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn và đa dạng như sau:

– Đậu phộng rang tỏi ớt: Một món ăn giòn ngon được chế biến từ đậu phộng rang chín cùng tỏi và ớt, thêm dầu để tạo vị đậm đà. Món ăn này có thể thưởng thức kèm cơm hoặc làm món ăn vặt hấp dẫn.

– Mứt đậu phộng: Đậu phộng ngào đường với hương vị ngọt ngào và giòn tan là một món ăn vặt hấp dẫn, đặc biệt rất phù hợp với trẻ nhỏ.

– Đậu phộng rang nước mắm: Một món ăn kèm đơn giản nhưng đầy hấp dẫn, giúp đậu phộng trở nên giòn ngon và thơm mùi mặn, phù hợp để ăn kèm trong bữa ăn chính.

– Sữa đậu phộng: Một loại sữa có hương vị béo ngậy và thơm ngon từ đậu phộng, từ đó cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

– Đậu phộng da cá: Là món ăn vặt hấp dẫn được chế biến từ hạt lạc kết hợp với bột mì, đường và trứng.

Ngoài ra, còn rất nhiều món ăn khác có thể chế biến từ đậu phộng tùy thuộc vào khẩu vị và sở thích cá nhân. Bạn có thể làm bơ đậu phộng để ăn kèm bánh mì hay sử dụng đậu phộng trong các món nướng, salad, nộm,… Mỗi món ăn khi kết hợp với đậu phộng đều trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn.

Lời kết

Trên đây là phương pháp trồng cây Đậu Phộng chi tiết mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Khi áp dụng đúng kỹ thuật và chăm sóc cẩn thận, chắc chắn sẽ giúp mang lại năng suất cao. Hy vọng những thông tin mà Nuoitrong.com chia sẻ sẽ giúp bạn có một mùa vụ đậu phộng chất lượng và mang lại giá trị kinh tế cao!

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi