Cây Dưa lưới: Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây đúng kỹ thuật

Dưa lưới là một trong những loại cây được trồng làm quả đem lại năng suất kinh tế khá cao hiện nay. Tuy nhiên, để trồng loài cây này cũng cần phải chăm chút rất tỷ mỷ. Hãy cùng nuoitrong.com tìm hiểu chi tiết cách trồng, chăm sóc và thu hoạch cây đúng kỹ thuật nhé.

Dưa lưới là loại trái cây rất được ưa chuộng hiện nay

Dưa lưới là loại trái cây rất được ưa chuộng hiện nay

Giới thiệu về dưa lưới

Dưa lưới là loại cây cùng họ với bầu bí, mướp đắng hay dưa leo. Đây là loại cây ăn quả, thuộc vào loại cây sinh trưởng ngắn ngày, mang lại giá trị kinh tế cao.

Quả dưa lưới được nhiều người yêu thích bởi vị thanh mát và giòn ngọt, chứa nhiều chất dinh dưỡng, vỏ quả có nhiều đường vân trắng đan xen giống như một chiếc lưới nên có tên là dưa lưới. Để hiểu thêm về loại quả và giống cây trồng này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của cây

Cây dưa lưới thuộc loại thân thảo, thân mềm, mọc bò, xung quanh thân được bao phủ bởi lớp lông ngắn, có nhiều tua cuốn đơn ở các thuỳ. Thân cây khi trưởng thành có thể dài tới 3m, gần gốc phân nhiều nhánh.

Lá cây có hình trái tim, hai bề mặt phủ lớp lông mịn, lá khi lớn có chiều rộng khoảng 20-25cm, dài 17-23cm, lá xếp xen kẽ nhau giữa các tầng theo nhánh.

Hoa dưa lê có màu vàng tươi, trên một nhánh có cả hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính, hoa đực mọc thành từng chùm và mọc trước hoa cái. Hoa được thụ phấn nhờ vào côn trùng, sâu bọ, điều kiện trời gió hoặc tác động từ con người.

Trái dưa lưới có hình tròn hoặc bầu dục, tuỳ vào loại giống mà có nhiều màu sắc khác nhau như xám, xanh, vàng cam. Vỏ ngoài có các đường vân trắng đan xen nhau, khi trái già các đường này càng rõ nét. 

Thịt trái có màu trắng, cam hoặc vàng. Khối lượng trung bình khoảng từ 1,5-3 kg/trái. Ruột dưa lưới có nhiều hạt, hạt cứng, có bề mặt nhẵn bóng, màu vàng nhạt.

Giá trị dinh dưỡng mà dưa lưới đem đến

Dưa lưới không chỉ là loại trái cây giúp giải nhiệt mà còn chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao. Có thể kể đến như vitamin A, C, E, natri, canxi, magie,…

Trong dưa lưới có hàm lượng calo thấp khi ăn làm quá trình hấp thu đường trong cơ thể diễn ra chậm hơn, thích hợp với những người có lượng đường trong người cao, phụ nữ mang thai hoặc rối loạn mỡ máu.

Trái cây chứa nhiều chất xơ mang đến cảm giác no lâu, vì thế có thể trở thành bữa ăn phụ đối với người đang giảm cân, đồng thời chất xơ không hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hoá tốt, kích thích quá trình tiêu hoá.

Vitamin C có trong dưa lưới giúp sản sinh ra collagen khi nạp vào cơ thể tăng tính đàn hồi và thêm phần chắc khoẻ cho da. Vitamin A giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa các bệnh về ung thư nhờ các chất chống oxy hoá như flavonoid, lutein hay cryptoxanthin.

Dưa lưới đem lại khả năng chống oxi hoá mạnh mẽ nhờ vào hàm lượng vitamin và khoáng chất đa dạng, mang đến lợi ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm căng thẳng mệt mỏi, hỗ trợ ổn định tim mạch nhờ chất kali cùng nhiều tác dụng khác.

Dưa lưới đem tới rất nhiều giá trị dinh dưỡng

Dưa lưới đem tới rất nhiều giá trị dinh dưỡng

Phân loại các giống dưa lưới

Vì là loại quả ngon, được nhiều người ưa chuộng, giá trị kinh tế cao vì thế nhiều giống cũng được phát triển ra nhiều loại giống có thể liệt kê như: 

– Dưa lưới ruột xanh

– Dưa lưới vàng ruột xanh 

– Dưa lưới ruột xanh Nhật Bản 

– Dưa lưới Ananas 

– Dưa lưới Apollo Dưa lưới ruột vàng (Giống Mỹ) 

– Dưa lưới ruột vàng (Giống châu Âu) 

– Dưa lưới Gallia Dưa lưới Hami 

– Dưa lưới New Century Melon 

– Dưa lưới Santa Claus 

– Dưa lưới Select Rocket 

– Dưa lưới Skyrocket 

– Dưa lưới ngọt 

– Dưa lưới Valencia Melon 

– Dưa lưới Nhật Reiwa

Trong đó loại dưa lưới ruột vàng là được trồng và tiêu thụ trên thị trường Việt Nam nhiều nhất hiện nay.

Cách trồng cây dưa lưới tại nhà mang lại hiệu quả cao

Để trồng dưa lưới đem lại hiệu quả cao, đặc biệt khi trồng trong thùng xốp trên sân thượng hoặc ban công thì bạn tiếp tục tìm hiểu bài viết này nhé!

5.1 Thời vụ thích hợp để trồng cây

Dưa lưới là loại cây ưa sáng, phát triển tốt với khí hậu nắng ấm và khô ráo. Thời vụ thích hợp trồng cây là vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 9 trong năm vì đây là khoảng thời gian có thời tiết nắng ráo, cường độ chiếu sáng cao. 

Nhiệt độ thích hợp từ 18-25 độ, thời gian chiếu sáng cho cây nên từ khoảng 8-12 tiếng/ngày.

Thời tiết quá lạnh, quá ánh, mưa nhiều, sương muối, hay trời ít nắng sáng sẽ ảnh hưởng tới phát triển của cây, dẫn tới năng suất thấp, trái cho ra không đạt chất lượng.

Độ ẩm thích hợp để trồng dưa lưới là khoảng 45-55%, nấm bệnh và các mầm bệnh sẽ dễ phát triển gây hại cho cây khi môi trường có độ ẩm cao. 

5.2 Xử lý đất trồng

Đất trồng cây yêu cầu tơi xốp, đất nên được xới và phơi oải khoảng 1 tuần.  Trộn đất với phân bò, phân gà đã mục, trấu, xơ dừa hoặc phân hữu cơ, giúp đất có thêm chất dinh dưỡng.

Người trồng có thể mua các loại đất chuyên dụng được bán sẵn ở cửa hàng cây trồng hoặc có thể trộn đất theo công thức 60 – 65% xơ dừa sau khi đã được hoai mục cùng với 5 – 10% trấu mạ và 30% phân trùn quế.

Sau khi kết hợp đều các thành phần này, nên phủ màng kín trên mặt đất và tưới nước để duy trì độ ẩm trong vòng một tuần trước khi tiến hành trồng cây.

Đất trồng là một trong những yếu tố quan trọng khi trồng dưa lưới

Đất trồng là một trong những yếu tố quan trọng khi trồng dưa lưới

5.3 Bắt đầu tiến hành ươm và trồng cây

Tuỳ vào điều kiện trồng mà có thể trồng trong thùng xốp, các loại chậu trồng chuyên dụng, nhưng để cây phát triển tốt thì nên chọn những thùng có kích thước to, có độ sâu và độ rộng thoải mái.

Quy trình ươm hạt giống có thể thay đổi tùy theo loại giống cây. Để biết cách ươm hạt giống một cách chính xác, người trồng nên tham khảo thông tin từ nhà cung cấp giống cây hoặc hướng dẫn cụ thể cho từng loại. Cách cơ bản và phổ biến nhất cần thực hiện như sau:

Hạt sau khi ngâm nước ấm từ 4-5 tiếng thì tiếp tục ủ trong một chiếc khăn ấm cho đến khi thấy hạt có dấu hiệu tách ra thì bắt đầu đem đi ươm.

Tiến hành bỏ hạt vào trong bầu đất đã được chuẩn bị trước đó, tấp thêm lớp đất mỏng lên trên bề mặt, sau đó tưới nhẹ nước để giữ ẩm.

Sau khoảng 2 đến 3 ngày cây bắt đầu nảy mầm và 8 tới 12 ngày bạn sẽ thấy cây phát triển ra hai lá nhỏ. Trong khoảng thời gian này cần tưới đủ nước và để bầu ươm ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Khi cây đã ra hai lá chính người trông đem ra chậu để trồng, tùy vào kích thước lớn nhỏ của thùng mà mỗi chậu nên trồng từ 1-2 cây con. Cắt nhẹ bầu đất đặt cây con vào hố lấp đất lên bề mặt và nén chặt gốc, có thể trải thêm lớp rơm rạ mỏng để đất giữ được độ ẩm và cây con có thể hồi sức trong khoảng một tuần đầu.

Thời gian trồng cây thích hợp nhất là vào buổi chiếu mát để tránh gặp nắng gắt ban ngày cây dễ bị héo.

Ươm dưa lưới quyết định đến năng suất sau này

Ươm dưa lưới quyết định đến năng suất sau này

5.4 Tưới nước cho cây dưa lưới

Cây con sau khi trồng nên tưới nước đều đặn 2 lần/ngày, có thể tưới từ 0,5-0.7 lít/cây con.

Trong điều kiện thời tiết nắng gắt kéo dài cần bổ sung thêm lượng nước và có thể giảm vào các ngày ẩm mát.

Nếu trồng cây trong các thùng xốp cần đảm bảo có lối thoát nước tốt ngăn ngừa hiện tượng ngập úng, thối rễ xảy ra.

Để trái thu về có độ giòn, ngọt ngọt thì trước thời gian thu hoạch khoảng 1 tuần đến 10 ngày nên giảm lượng nước tưới.

Tưới đủ nước giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt

Tưới đủ nước giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt

5.5 Bón phân cho cây trồng

Để cây phát triển khỏe mạnh cho ra năng suất cao thì cần bón phân đúng liều lượng và thời điểm.

– Với một nắm nhỏ lượng đạm hòa với 7-8 lít nước sau đó đem tưới vào gốc khi cây đã ra 4-5 lá chính để giúp cây có thêm chất dinh dưỡng phát triển nhanh và vươn dài.

– Cây bắt đầu ra hoa lúc này người trồng trộn phân với tỷ lệ 3 đạm + 1 lân + 2 kali hòa tan với 7-8 lít nước bón cách ngày để cây có sức bắt đầu ra bông và nuôi trái.

Cần cung cấp đầy đủ phân cho cây

Cần cung cấp đầy đủ phân cho cây

5.6 Phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

– Giai đoạn cây có 3-4 lá: Phun phòng ngừa trước khi cây có bệnh bọ trĩ với liều lượng pha là 70%

– Sử dụng các loại bẫy pheromone để bắt ruồi vàng. Cần đặt bẫy cách xa khu vực trồng dưa lưới khoảng 2-3m và tránh đặt chúng trực tiếp lên cây.

Giai đoạn cây có khoảng 10 lá Phun Bihopper để ngừa sâu và bọ trĩ lần 2 liều lượng vẫn là 70% để phòng ngừa

Khi mới trồng cây con người trồng cần phun vi sinh Emina – P phòng ngừa nấm bệnh sẽ xuất hiện trên cây với tần suất định kỳ 5 ngày/lần mỗi lần 10ml

Cây dưa lưới thường bị bệnh héo xanh để phòng tránh người trồng tiến hành tưới vi sinh vật Trichoderma chia làm hai đợt, đợt 1 khi cây đã ra 6-7 lá và đợt 2 khi quả bắt đầu tạo lưới.

Trong giai đoạn cuối của quá trình trồng, người trồng nên thường xuyên kiểm tra phần đít của quả cây để đảm bảo chúng không bị thối.

Phòng trừ sâu bệnh giúp nâng cao năng suất cây dưa lưới

Phòng trừ sâu bệnh giúp nâng cao năng suất cây dưa lưới

5.7 Tỉa cành và làm giàn cho cây 

Khi cây đã phát triển ra đủ 5 – 6 lá thật, người trồng nên bắt đầu thực hiện việc bấm ngọn và loại bỏ các nhánh yếu. Chỉ cần giữ lại những nhánh mạnh và khỏe. Sau khoảng 3 – 5 ngày kể từ khi cây ra hoa tiến hành thụ phấn để đảm bảo quá trình kết trái đạt tỉ lệ cao.

Khi đậu quả, mỗi cây chỉ nên để lại 1-2 trái để cây tập trung nuôi dưỡng tránh tránh tình trạng cây không thể trụ nổi khi quá nhiều quả.

Khi cây đủ dài, tua cuốn đã phát triển, bạn bắt đầu làm giàn cho cây. Giàn có thể làm bằng cọc tre, gỗ, nếu trồng ở ban công có thể cố định thân cây vào hàng rào. Để cây không bị gãy, quả khi lớn nên treo quả lên.

Cắt tỉa mỗi dây chỉ nên để từ 1 2 quả để đảm bảo chất lượng quả

Cắt tỉa mỗi dây chỉ nên để từ 1 2 quả để đảm bảo chất lượng quả

5.8 Thu hoạch và bảo quản dưa lưới

Người trồng có thể thu hoạch dưa lưới sau 80-90 ngày gieo trồng, quả khi già có vân lưới rõ nét, mùi thơm nhẹ, cuống dưa lúc này xuất hiện vết nứt. Dưa nên được đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, có thể để thêm 2-3 ngày giúp dưa ngọt và ngon hơn khi ăn.

Thu hoạch và bảo quản dưa lưới đúng cách giúp quả luôn tươi ngon

Thu hoạch và bảo quản dưa lưới đúng cách giúp quả luôn tươi ngon

Dưa lưới giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, tuỳ vào loại giống dưa mà giá thành có thể giao động từ 57.000-139.000 ngàn đồng/kg. Người dùng có thể bảo quản dưa bằng cách bọc dưa bằng màng bọc thực phẩm và để tủ lạnh.

Lời kết

Tóm lại, dưa lưới không chỉ là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà việc trồng cây dưa lưới cũng tương đối dễ dàng. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn thành công trong việc trồng và thưởng thức những quả dưa lưới tươi ngon!

Câu hỏi thường gặp

  • Có. Dưa lưới trồng trong thùng xốp sinh trưởng, phát triển và cho ra trái với chất lượng quả rất tốt. Chỉ cần bạn nắm vững kỹ thuật chăm sóc cây.
  • Không. Để đảm bảo chất lượng quả thì bạn chỉ nên để mỗi dây từ 1 đến 2 trái. Nếu để quá nhiều trái thì cây sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi quả. Quả sẽ nhỏ, chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng bên trong quả cũng không được tốt.
  • Có. Khí hậu miền Bắc hoàn toàn có thể trồng được dưa lưới.

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi