Cách trồng và chăm bón cây Lá Giang dễ dàng ngay tại nhà

Cây Lá Giang là một loại thực phẩm được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Chúng không chỉ nổi tiếng là nguyên liệu cho các món ăn ngon mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tuyệt vời. Vậy thì hãy cùng Nuoitrong.com khám phá về đặc điểm, cách trồng, chăm sóc và công dụng của lá giang ngay sau đây nhé!

Đặc điểm, nguồn gốc cây Lá Giang

Cây Lá Giang còn được biết đến với tên gọi giang chua hay dây giang (có tên khoa học là Aganonerion polymorphum), xuất xứ từ khu vực Đông Nam Á, được ứng dụng trong lĩnh vực y học và làm thực phẩm. Tại nước ta, cây thường mọc phổ biến ở nhiều địa điểm thuộc các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở Nam Bộ, cây Lá Giang thường mọc tự nhiên ven sông, rạch hoặc trong các vườn cây.

Đây là loài dây leo có chiều dài từ 1,5 đến 4 m, bề mặt trơn nhẵn và ít nhựa mủ trắng. Thân cây thường bò trên mặt đất hoặc trên cây chết. Hệ rễ phát triển nhiều cấp và thường mọc sâu trong đất ẩm. Lá của cây có hình dáng trái xoan, đầu nhọn sắc, gốc hình tim hoặc gốc tù, mặt trên thường có màu sáng hơn, có chiều dài từ 3,5 đến 10 cm và chiều rộng từ 2 đến 5 cm, hơn nữa còn có mủ trắng và vị chua dịu.

tiêu đề ảnh cây Lá Giang ảnh 1

Cây Lá Giang còn có các tên gọi khác là giang chua hay dây giang

Chuẩn bị trước khi trồng cây Lá Giang

Để trồng Lá Giang, bạn có thể tận dụng các dụng cụ như bao xi măng, chậu, khay hoặc thùng xốp, đồng thời cũng có thể sử dụng mảnh đất trống trong vườn. Lưu ý rằng dưới đáy của các khay trồng cần phải đục lỗ để thoát nước, từ đó giúp cung cấp sự thông thoáng cho cây.

Đối với loại đất trồng, lá giang có thể dễ dàng phát triển nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tự trộn đất với các loại phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ và các loại phân khác. Ngoài ra bạn cũng nên bón lót với vôi và phơi ải từ 7 đến 10 ngày trước khi trồng để loại bỏ các mầm bệnh có thể có trong đất.

Đối với giống cây, bạn có thể trồng từ cây con hoặc từ hom của những cây đã được thuần hóa. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua cây lá giang từ các cửa hàng chuyên bán cây giống.

tiêu đề ảnh cây Lá Giang ảnh 2

Bạn cần chuẩn bị dụng cụ, loại đất trồng và chọn giống trước khi trồng cây Lá Giang

Cách trồng và chăm sóc cây Lá Giang chi tiết

Khi áp dụng đúng các kĩ thuật trồng và chăm sóc, cây Lá Giang có thể phát triển tốt và cho thu hoạch năng suất cao:

3.1 Cách trồng cây Lá Giang

Bạn cần sử dụng dao hoặc kéo sắc để cắt hom, đồng thời tránh làm tổn thương hom. Hom được lấy là loại hom bánh tẻ, có chiều dài từ 15 đến 20cm, mỗi hom ít nhất mang 3 mắt lá. Các lá trên hom sau khi thu thập cần được cắt bớt chỉ còn khoảng 1/3 diện tích lá.

Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng chất kích thích ra rễ như IBA hoặc NAA ở nồng độ từ 500  – 700ppm, chấm qua chất này trước khi giâm hom dây lá giang vào các luống bầu có mái che nắng mưa và hệ thống tưới phun.

Sau đó dùng que nhọn để chọc lỗ sâu 3 – 4cm và cắm hom vào, đồng thời ém chặt đất vào gốc hom. Nếu không có chất kích thích ra rễ, bạn có thể cắt hom dây lá giang và thả vào chậu nước trước khi tiến hành giâm.

Khi trồng bằng cây con, bạn cần chú ý không nhổ cây mà thay vào đó nên bứng cả bầu đất xung quanh gốc cây. Đào hố sâu khoảng 10cm, hạ cả bầu cây xuống và sử dụng tay ấn chặt xung quanh. Khoảng cách giữa các cây nên là 2m. Sau khi trồng, bạn cần tưới nước đều đặn, tưới 1 lần/ngày khi trời nắng và không cần tưới khi trời mưa.

3.2 Cách chăm sóc cây Lá Giang

Cây Lá Giang thuộc họ cây leo nên cũng cần được đặt trên giàn để hỗ trợ sự phát triển. Bạn có thể sử dụng các loại giàn giống như giàn trồng cà chua hoặc giàn trồng hoa thiên lý, thậm chí có thể trồng cây leo xung quanh hàng rào nhà.

Khi cây leo đạt tới giàn, bạn cần phải bắt ngọn và phân tán đều trên giàn. Hơn nữa, trong mùa mưa, bạn cần thực hiện cắt tỉa liên tục để tránh lá già và đảm bảo chất lượng khi thu hoạch. Khi thực hiện cắt tỉa càng nhiều, cây sẽ càng phát triển mạnh mẽ.

Khoảng 20 ngày sau khi trồng, lúc này bạn nên bón phân hữu cơ, phân dê, phân bò hoặc phân trùn quế cho cây. Ngoài ra mỗi tháng, bạn cần thực hiện bón phân một lần, đồng thời thường xuyên dọn cỏ để đảm bảo môi trường trồng cây luôn thông thoáng.

tiêu đề ảnh cây Lá Giang ảnh 3

Cây Lá Giang thuộc họ cây leo nên cần được đặt trên giàn để hỗ trợ sự phát triển

3.3 Thu hoạch Lá Giang

Kể từ lúc trồng cho đến khi thu hái ở lứa đầu, thời gian mất khoảng 5 tháng. Khi thấy cây lá giang đã mọc hoàn toàn bò trên giàn và cành lá sum sê, bạn có thể thu hái lá hoặc cắt từng cành nhỏ. Ngoài sử dụng tươi, lá giang cũng có thể được phơi khô và bảo quản để sử dụng khi cần mang đi xa.

tiêu đề ảnh cây Lá Giang ảnh 4

Bạn có thể thu hoạch lứa Lá Giang đầu tiên sau khoảng 5 tháng

Công dụng của Lá Giang

Ở Nam bộ, lá Giang rất được ưa chuộng trong ẩm thực. Bên cạnh các món cánh chua, loại lá này cũng hay được chế biến với thịt gà, thịt bò, cá tươi… Những món ăn chế biến với lá giang không chỉ ngon miệng mà còn vô cùng phổ biến.

Trong thành phần hóa học của 100g lá giang bao gồm 85,3g nước, 3,5g protein, 3,5g glucid, 0,6mg carotein và 26 mg vitamin C. Hơn nữa, cây có tính dược học cao, đồng thời còn chứa saponin có tính kháng sinh với các chủng khuẩn Salmonella typhi và Klebsiella.

tiêu đề ảnh cây Lá Giang ảnh 5

Cây Lá Giang được sử dụng nhiều trong các món ăn và có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Cây Lá Giang được sử dụng trong y học dân gian để điều trị các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau nhức xương khớp. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng ngoài da để chữa mụn nhọt, ngứa và các vấn đề da liễu khác.

Hơn nữa, thân của lá giang được sử dụng trong điều trị sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm thận mạn tính và có tác dụng chữa viêm ruột, phong thấp, sưng tấy. Ngoài ra, nghiên cứu sinh học cũng chỉ ra rằng chiết xuất cao lỏng từ lá giang không có độc tính và có tác dụng ức chế 9 loại vi khuẩn, từ đó giúp làm giảm viêm cấp tính cả khi dùng để uống và tiêm.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Lá Giang

Khi sử dụng trong các bài thuốc, Lá Giang có thể tận dụng cả thân, lá và rễ để tạo ra những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Công dụng của lá giang trong các bài thuốc trị bệnh thực sự rất tuyệt vời.

– Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu: Hãm khoảng 10g thân lá giang và uống trong ngày để giúp làm giảm triệu chứng viêm đường tiết niệu.

– Bài thuốc chữa đầy bụng và khó tiêu hóa: Dùng 30 – 50g lá giang, sắc uống đều đặn từ 3 – 5 ngày sẽ giúp giảm triệu chứng đầy bụng và cải thiện tiêu hóa.

– Bài thuốc chữa vết thương, mụn nhọt và lở ngứa ngoài da: Lá giang được rửa sạch, giã nát và đắp nhẹ lên vết thương để kích thích quá trình lành vết thương, giảm sưng tấy.

– Tốt cho xương khớp: Nhờ tính mát và tiêu viêm, cây lá giang được đun lấy nước uống mỗi ngày để giảm đau và cải thiện tình trạng của xương khớp.

– Giúp giải nhiệt, giải độc: Khi cảm thấy cơ thể nóng nực hoặc bức bối, lá giang có thể được giã để lấy nước uống, giúp giải nhiệt và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.

tiêu đề ảnh cây Lá Giang ảnh 6

Lá Giang có thể tận dụng cả thân, lá và rễ để sử dụng trong các bài thuốc

Các món ăn ngon và bổ dưỡng từ Lá Giang

Cá chuồn nấu lá giang:

– Để chuẩn bị món ăn này, bạn cần chuẩn bị 3 – 5 con cá chuồn và khoảng 100g lá giang. Đầu tiên, làm sạch cá chuồn bằng cách bỏ vảy, chặt vây và cắt thành 2 – 3 khúc. Tiếp theo, rửa sạch lá giang và vò giập. Cho nước vào nồi và đun sôi, sau đó thêm cá vào.

– Sau đó, thêm lá giang và bột canh vào nồi, bạn cũng có thể thêm một ít gạo để canh trở nên đậm đặc hơn. Khi canh đã sôi, bạn có thể thêm quả ớt đập giập để tăng thêm hương vị. Món canh chua này không chỉ giúp thanh nhiệt trong những ngày hè nóng bức mà còn bổ hư tổn, khu phong trừ thấp và cường kiện cân cốt. Ngoài ra cũng có tác dụng phòng chữa viêm đường tiết niệu, đái rắt và đái buốt.

Lươn hấp lá giang: Bạn cần chuẩn bị 300g lươn và 200g cây lá giang. Lươn được làm sạch sau đó ướp bột canh và một ít mỡ trong khoảng 10 phút. Chọn lá giang bánh tẻ, rửa sạch và vò nát, sau đó lấy một nửa lá để đặt phía dưới, xếp lươn lên trên và đắp phần lá còn lại lên trên lươn, hấp cho đến khi chín. Khi ăn, bạn có thể chấm với nước mắm gừng tỏi. Món ăn này có tác dụng bổ thận, bổ tỳ và điều hòa khí huyết.

Canh gà lá giang:

– Chuẩn bị 500g thịt gà, 100g lá giang và gia vị vừa đủ. Gà được rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ, lá giang bánh tẻ được rửa sạch. Cho thịt gà vào nồi cùng với 1 lít nước, đun sôi và vớt bọt. Sau đó, thêm mắm và gia vị vào nồi, khi thịt gà đã chín mềm, bạn hãy thêm lá giang đã vò nát vào và đun sôi.

– Trước khi thưởng thức, bạn có thể thêm một ít rau thơm. Món canh này có tác dụng thanh nhiệt giải độc và đặc biệt tốt cho người có vấn đề về khí huyết, phong hàn thấp và các tình trạng sức khỏe như sản hậu băng huyết, huyết trắng, trĩ xuất huyết và suy nhược cơ thể.

tiêu đề ảnh cây Lá Giang ảnh 7

Món canh gà lá giang rất được ưa chuộng bởi vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng

Một số chú ý khi sử dụng cây Lá Giang

Khi sử dụng lá giang cũng như các loại canh chua khác nên tránh sử dụng nồi nhôm để đun nhằm tránh tác động của chất chua gây mòn nhôm và tăng nồng độ nhôm trong thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe. Do đó, bạn nên dùng nồi inox hay nồi đất.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng có một số đối tượng không nên sử dụng cây lá giang. Mặc dù lá giang có nhiều công dụng trong nấu ăn và điều trị bệnh tuy nhiên, do hàm lượng axit tractric trong lá giang khá cao, có thể ảnh hưởng đến quá trình bài tiết axit uric, vì vậy những người đang mắc các vấn đề về đau nhức xương khớp do gút cấp, hoặc bệnh nhân sỏi thận tuyệt đối không nên sử dụng.

Tuy tác dụng của bài thuốc giang phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý của mỗi người, nhưng bạn cũng cần tư vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bởi lạm dụng có thể gây ra các biến chứng bệnh và có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm khác.

Lời kết

Qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng bạn đã nắm vững và hiểu sâu hơn về đặc điểm, cách trồng cũng như chăm sóc cây Lá Giang, cũng như các công dụng tuyệt vời của loại thảo dược này để sử dụng và đạt được hiệu quả cao nhé!

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi