Công dụng của Đậu Đũa? Hướng dẫn cách trồng sai quả và năng suất sao

Trong loạt các loại đậu được bán phổ biến ngày nay, Đậu Đũa là một loại đậu rất được ưa chuộng. Tùy thuộc vào khu vực, cây đậu đũa có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau, đôi khi gây ra sự hiểu lầm. Điều này làm cho nhiều người tự hỏi đậu đũa là loại đậu nào? Trong bài viết này, Nuoitrong.com sẽ hướng dẫn bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm và công dụng của cây đậu đũa, cũng như cung cấp thông tin chi tiết về cách trồng và chăm sóc cây một cách đơn giản, dễ hiểu nhất!

Đặc điểm, nguồn gốc Đậu Đũa

Đậu Đũa có tên khoa học Vigna unguiculata subsp. Sesquipedalis, là một loại cây thuộc họ Đậu, có nguồn gốc từ Nam Á nhưng hiện nay được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á, phía Nam Trung Quốc và Thái Lan. Trong tiếng Anh, cây được biết đến với nhiều tên như yardlong bean, long-podded cowpea, Chinese long bean hay snake bean. Tại Việt Nam, cây còn được gọi là đậu dải áo.

Đậu Đũa là loại cây leo hàng năm, thường được người dân trồng để thu hoạch quả làm thực phẩm. Bộ rễ phát triển mạnh với nhiều rễ bên, từ đó giúp cây chịu hạn tốt. Sau khoảng 8 tuần, rễ có thể đạt chiều dài hơn 3m. Hơn nữa rễ của đậu đũa cũng có khả năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần, đây là tính chất chung của họ Đậu.

Thân cây Đậu Đũa có thể chia thành 2 nhóm: dạng bụi (sinh trưởng hữu hạn) và dạng leo (sinh trưởng vô hạn). Loại leo có thân có thể dài từ 2 – 4 m, đòi hỏi cần làm giàn khi trồng. Lá đậu đũa giống lá đậu cove, dạng lá kép với 3 lá chét hình tam giác và có màu xanh đậm hơn. Hoa đậu đũa lưỡng tính, màu trắng, vàng hoặc tím nhạt, mọc từ đầu mút của các trục hoa. Trục hoa phát triển từ nách lá và có chiều dài tùy thuộc vào giống cây khoảng 25 – 30 cm.

Quả đậu đũa dài từ 30 – 70 cm, có màu sắc đa dạng tùy theo loại giống, từ xanh đến vàng hoặc đỏ tía. Cây thường ra trái sau khoảng 60 ngày gieo trồng với quả hình thành từng cặp trên cây. Hạt đậu có khối lượng, màu sắc và hình dạng đặc tính theo từng giống với vỏ hạt đa dạng màu: trắng, kem, xanh, da bò, đỏ, nâu và đen.

tiêu đề ảnh cây Đậu Đũa ảnh 1

Đậu Đũa còn có tên gọi khác là đậu dải áo

Đậu Đũa phát triển tốt ở môi trường nào?

Đậu Đũa là một loại cây thích hợp với khí hậu ấm áp, thích nghi tốt ở vùng nhiệt đới ẩm và những khu vực có khí hậu ôn hòa, vì vậy chúng được trồng rộng rãi tại Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc.

Tại Châu Phi, Đậu Đũa không chỉ được xem là một loại cây thực phẩm truyền thống mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng, đồng thời đóng góp vào lượng lương thực và thúc đẩy sự phát triển nông thôn. Từ đó không chỉ làm tăng cường an sinh xã hội mà còn đảm bảo sự bền vững của hệ sinh thái.

Về ánh sáng, Đậu Đũa cần được trồng dưới điều kiện chiếu sáng từ 11 đến 13 giờ mỗi ngày. Loại cây này có khả năng chịu hạn tốt hơn so với đậu cove nên chúng có thể được gieo trồng ở các vùng có và không có hệ thống tưới nước. Điều này làm nổi bật ưu điểm của đậu đũa khi mở rộng diện tích canh tác trong những quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu suất và chất lượng cao, quá trình sinh trưởng của Đậu Đũa cũng đòi hỏi sự cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng và điều kiện thích hợp cho cây.

tiêu đề ảnh cây Đậu Đũa ảnh 2

Đậu Đũa thường được trồng rộng rãi tại Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc

Thời vụ gieo trồng Đậu Đũa

Nhiều người quan tâm đến thời điểm phù hợp để trồng Đậu Đũa, liệu nên chọn mùa nào để có kết quả tốt nhất. Dựa trên đặc tính thích nghi với thời tiết ẩm và nóng, việc trồng đậu đũa thường được khuyến khích vào mùa hè và mùa thu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do sự đa dạng về giống cây trên thị trường hiện nay nên bạn hoàn toàn có thể trồng cây quanh năm.

Theo chu kỳ dương lịch, việc trồng Đậu Đũa có thể thực hiện theo các vụ sau đây:

– Vụ đông xuân: Gieo hạt vào tháng 11 – 12.
– Vụ xuân hè: Gieo hạt vào tháng 2 – 3.
– Vụ hè thu: Gieo hạt vào tháng 5 – 6.
– Vụ thu đông: Gieo hạt vào tháng 8 – 9.

Trong số những giai đoạn trồng đậu đũa nêu trên, vụ xuân hè được xem là thời điểm chính để trồng cây này, mang lại hiệu suất và chất lượng tốt hơn so với các vụ khác. Và nếu bạn quan tâm đến thời gian trồng đậu đũa ở miền Bắc vào tháng mấy, lựa chọn tốt nhất là trong vụ xuân hè và hè thu, tức từ tháng 2 đến tháng 6 theo lịch dương.

tiêu đề ảnh cây Đậu Đũa ảnh 3

Thời điểm trồng Đậu Đũa tốt nhất là vụ xuân hè sẽ mang lại năng suất cao nhất

Đậu Đũa có mấy loại?

Cũng tương tự như đậu cove, Đậu Đũa phân chia thành hai loại: đậu đũa lùn và đậu đũa leo. Mỗi loại mang những đặc điểm riêng về sinh trưởng và phát triển, đồng thời yêu cầu cách chăm sóc đặc biệt.

4.1 Đậu đũa lùn

Đậu đũa lùn hay còn được biết đến với tên gọi đậu đũa ngồi, là một loại đậu đũa không yêu cầu hệ thống giàn leo. Đúng như tên gọi, cây đậu đũa lùn có chiều cao thấp, chỉ dao động từ 50 – 70 cm nhưng lại nổi bật với quả đặc trưng. Quả đậu đũa lùn có chiều dài khoảng 30 – 35 cm, thịt quả chắc, ngon và hạt dày.

Đặc điểm nổi bật của đậu đũa lùn là khả năng cho thu hoạch quả tập trung và do thời gian sinh trưởng ngắn, việc trồng và thu hoạch sẽ nhanh chóng hơn so với đậu đũa leo. Tuy nhiên, do số lần thu hoạch ít hơn so với đậu đũa leo nên năng suất của đậu đũa lùn thường thấp hơn.

tiêu đề ảnh cây Đậu Đũa ảnh 4

Đậu Đũa có hai loại là đậu đũa lùn và đậu đũa leo

4.2 Đậu đũa leo

Đậu đũa leo thuộc loại thân sinh trưởng không có giới hạn nên cần sự hỗ trợ của giàn để thân có thể bò lên cao. Quả của cây đậu đũa leo có kích thước từ 40 đến 70 cm và có màu sắc biến đổi từ xanh nhạt (giống hạt trắng) đến xanh rất đậm (giống hạt đen). So với đậu đũa lùn, cây đậu đũa leo có chu kỳ sinh trưởng kéo dài, do đó thời gian đến khi cây ra trái kéo dài hơn và quả thường ít hơn, thịt của quả đậu đũa leo có đặc điểm là mềm mại và ít hương vị hơn so với đậu đũa lùn.

Hiện nay, trên thị trường nước ta có nhiều loại giống đậu đũa leo có năng suất cao, khả năng chống lại các bệnh tật cao và có thể trồng được quanh năm. Do đó bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn trong việc chọn giống đậu đũa phù hợp với điều kiện và mục đích trồng của mình.

Cách trồng Đậu Đũa chi tiết

Đầu tiên bạn cần chọn lựa giống kĩ lưỡng và chuẩn bị đất trồng phù hợp nhất để tiến hành trồng cây.

5.1 Chọn giống

Khi lựa chọn hạt giống F1, bạn hãy tập trung vào những yếu tố như độ nảy mầm cao và khả năng sản xuất lớn, đồng thời có khả năng chống chịu với sâu bệnh, đây là những ưu điểm quan trọng của dòng giống này. Hơn nữa, bạn nên mua giống từ các cơ sở vật tư uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho vườn của mình.

5.2 Đất trồng

Đậu Đũa là loại cây khá linh hoạt về đất trồng, tuy nhiên để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất, bạn nên ưu tiên chọn đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha, có độ chua vừa phải (pH từ 5,5 – 6,5) và đặc biệt là đất giàu dinh dưỡng.

Trước khi trồng, bạn cần xử lý cỏ dại và phơi nắng đất để loại bỏ cỏ và mầm bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Đồng thời sử dụng phân hữu cơ, trùn quế, phân chuồng hoai mục, phân gà hoặc phân bò đã qua xử lý làm lót đất giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết.

Đối với việc chồng trong chậu hoặc thùng xốp, đặc biệt cần chú ý tạo lỗ thoát nước để tránh tình trạng cây bị ngập úng, giúp duy trì môi trường tốt nhất cho sự phát triển của cây.

tiêu đề ảnh cây Đậu Đũa ảnh 5

Đậu Đũa thích hợp nhất là trồng trên đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha

5.3 Xử lý hạt giống và trồng Đậu Đũa

Trước khi bắt đầu quá trình gieo trồng, việc ngâm hạt giống là bước quan trọng, hạt giống được đặt trong nước ấm theo tỉ lệ 2 phần sôi và 3 phần lạnh, đồng thời giữ trong khoảng 4 tiếng để tạo điều kiện tối ưu cho quá trình nảy mầm. Sau đó, hạt giống được ủ trong khăn ẩm cho đến khi chúng bắt đầu nảy mầm, có dấu hiệu nhú mầm mới đủ để bạn chuyển sang bước trồng.

Nếu sử dụng hạt giống F1 có tỷ lệ nảy mầm cao thì việc gieo trực tiếp có thể thực hiện được, tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng tỷ lệ nảy mầm sẽ không cao như khi thực hiện quy trình ngâm ủ.

Khi tiến hành việc gieo đậu, cách giữa các hàng cần được duy trì khoảng cách là 60-65cm và giữa các cây cách nhau 25-30cm. Sau đó, phủ một lớp đất mỏng vụn lên trên hạt giống và sử dụng bình nước để tưới ẩm khu vực gieo hạt.

Lưu ý quan trọng là tưới nước một cách nhẹ nhàng và hạn chế lượng nước để tránh làm lộ hạt giống ra khỏi lớp đất. Từ đó sẽ đảm bảo quá trình trồng đậu diễn ra một cách hiệu quả và hạn chế rủi ro cho sự phát triển khỏe mạnh của cây.

Cách chăm sóc Đậu Đũa

Bạn cần chú ý cung cấp đủ lượng nước, làm cỏ, bón phân cũng như phòng ngừa sâu bệnh hại khi chăm sóc cây Đậu Đũa để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

6.1 Tưới nước

Đậu Đũa là loại cây có khả năng chịu hạn khá tốt trong vòng đời của mình, tuy nhiên để đạt được sự sinh trưởng và phát triển tối ưu, bạn cần cung cấp đủ nước và đều đặn cho cây. Đặc biệt, bạn nên đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho hạt nảy mầm, đồng thời tưới nước nên thực hiện hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều mát.

Ngoài ra, trong giai đoạn quan trọng như trước và ngay sau khi cây đậu đũa ra hoa cũng như khi cây bắt đầu kết quả và phát triển quả lớn, việc cung cấp đủ nước trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi thiếu nước trong giai đoạn này có thể dẫn đến rụng hoa nhiều, giảm khả năng tạo quả và làm chậm quá trình phát triển của quả, khiến chúng không đạt được kích thước và chất lượng mong muốn.

tiêu đề ảnh cây Đậu Đũa ảnh 6

Đậu Đũa có khả năng chịu hạn khá tốt tuy nhiên bạn cũng cần chú ý cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây

6.2 Làm cỏ, vun xới, làm giàn

Bạn cần thực hiện quy trình làm cỏ và vun xới đất thường xuyên cho cây. Từ đó không chỉ giúp tạo ra một môi trường đất thoáng đãng mà còn loại bỏ cỏ dại, giảm cạnh tranh dinh dưỡng và loại trừ chỗ ẩn náu của côn trùng.

Khi cây mới đạt 2 lá thật, bạn có thể tiến hành xới đất và vun gốc nhưng cần đặc biệt lưu ý đến sự nhạy cảm của cây non. Khi cây phát triển thêm và đạt 3-4 lá thật, lúc này bạn cần thực hiện lần xới đất thứ hai, tập trung vào việc xới hẹp và nông, đồng thời kết hợp với việc vun nhẹ đất vào gốc cây để cung cấp nhiều dinh dưỡng nhất cho cây.

Khi cây bắt đầu vươn cao, bạn cần bắc giàn để hỗ trợ cây vươn lên và đón ánh sáng mặt trời. Trong giai đoạn này, việc vặt bỏ lá già và lá vàng úa tại phần gốc giúp tập trung dinh dưỡng vào ngọn cây, từ đó thúc đẩy quá trình ra hoa và kết quả.

6.3 Bón phân

Để đảm bảo cây phát triển nhanh chóng và đạt hiệu suất cao, bạn cần bón thúc phân cho cây mỗi 3 tuần. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân chuồng hoai, phân vi sinh và tùy thuộc vào từng loại phân, bạn cần điều chỉnh lượng sử dụng sao cho phù hợp với cây.

6.4 Phòng ngừa sâu bệnh hại

Các sâu hại thường gặp trên cây Đậu Đũa bao gồm dòi đục thân, gây hại trong giai đoạn cây con, dòi đục lá gây hại khi cây đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển, và trong giai đoạn cây ra hoa và ra quả có thể sẽ xuất hiện dòi đục quả, nhện đỏ và bọ trĩ.

Để kiểm soát sự phát sinh của các loại sâu này, bạn cần kiểm tra định kỳ và thường xuyên. Phát hiện sớm và thực hiện việc phun thuốc kịp thời ngay khi chúng mới xuất hiện là quan trọng nhất.

Bởi Đậu Đũa là loại rau ăn quả nên bạn cần sử dụng thuốc trừ sâu an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Các loại thuốc vi sinh như BT hoặc thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc là những lựa chọn hợp lý. Đồng thời, đảm bảo thực hiện thời gian cách ly để hạn chế khả năng ngộ độc và đảm bảo an toàn cho quả đậu đũa.

tiêu đề ảnh cây Đậu Đũa ảnh 7

Đậu Đũa thường mắc phải bệnh dòi đục thân, dòi đục lá, dòi đục quả, nhện đỏ và bọ trĩ

Thu hoạch Đậu Đũa

Sau khoảng 60-70 ngày kể từ lúc gieo Đậu Đũa, cây sẽ sẵn sàng cho thu hoạch lần đầu tiên. Bạn nên thu hoạch vào buổi sáng sớm sẽ giúp đảm bảo dinh dưỡng của quả là cao nhất. Ngoài ra, đậu đũa nên được thu hoạch khi hạt còn non, có kích thước to như chiếc đũa để tránh quả già hóa, gây ra khả năng xơ hoá và giảm giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị của quả.

Khi thu hoạch, bạn nên sử dụng kéo để nhẹ nhàng cắt phần đầu của quả đậu đũa, giữ lại trục hoa để thúc đẩy mọc những đợt hoa mới, đồng thời hỗ trợ sự phát triển và sản xuất quả trong các lần thu hoạch sau.

Bên cạnh đó, để duy trì sự liên tục trong thu hoạch, bạn hãy giữ khoảng cách giữa các đợt thu hái là khoảng 2-3 ngày. Thời gian thu hái có thể được duy trì trong khoảng 20 ngày hoặc lâu hơn tùy thuộc vào giống cây và cách chăm sóc. Bạn cũng nên bổ sung phân hữu cơ sau mỗi đợt thu hoạch để đảm bảo đậu đũa nhận được đủ dinh dưỡng cho việc nuôi dưỡng các đợt quả sau một cách hiệu quả.

Công dụng của Đậu Đũa

Do chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng quan trọng nên Đậu Đũa mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Dưới đây là một số điểm nổi bật:

8.1 Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Những thành phần chống oxi hóa như vitamin C, mangan và vitamin B2 có trong Đậu Đũa đã được chứng minh là có khả năng tiêu diệt gốc tự do, đồng thời ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Ngoài ra, thực hiện việc ăn Đậu Đũa đều đặn cũng mang lại lợi ích bổ sung folate đầy đủ, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư não và ung thư phổi.

8.2 Nâng cao sức khỏe tim mạch

Folate có khả năng giảm lượng homocysteine trong máu, một chất gốc amino liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe. Mức homocysteine cao trong máu có thể gây tổn thương lên lớp nội mạc của động mạch.

Ngoài ra, sự tăng cao của homocysteine cũng có thể dẫn đến hình thành nhiều huyết khối hơn bình thường, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, gây tắc phổi hoặc nhồi máu cơ tim.

tiêu đề ảnh cây Đậu Đũa ảnh 8

Ăn Đậu Đũa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và tăng cường sức khỏe tim mạch

8.3 Hỗ trợ sức khỏe thai nhi

Phụ nữ mang thai có thói quen tiêu thụ các thực phẩm giàu axit folic đều đặn sẽ giúp giảm nguy cơ của thai nhi mắc các vấn đề khuyết tật ống thần kinh, cũng như nguy cơ mắc hội chứng não phẳng Anencephaly và tật nứt đốt sống.

Axit folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình sao chép DNA và RNA, đồng thời hỗ trợ quá trình phân chia tế bào của thai nhi. Ngoài đậu đũa, một số loại thực phẩm khác thuộc họ đậu như đậu cô ve và đậu lăng cũng là nguồn cung cấp axit folic cần thiết để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

8.4 Giúp ngủ ngon và sâu hơn

Sự thiếu hụt magie có thể gây ra các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như rối loạn giấc ngủ, tăng cảm giác lo lắng, bồn chồn và giảm chất lượng giấc ngủ. Do đó cung cấp đầy đủ lượng magie cho cơ thể không chỉ giúp thư giãn thần kinh mà còn giảm mức độ lo âu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi vào giấc ngủ.

Bên cạnh đó, bổ sung đậu đũa vào chế độ ăn hàng ngày là một biện pháp hiệu quả để cung cấp magie cho cơ thể, giúp điều trị rối loạn giấc ngủ và tối ưu hóa chất lượng giấc ngủ.

tiêu đề ảnh cây Đậu Đũa ảnh 10

Ăn Đậu Đũa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương và ngăn ngừa ung thư xương

8.5 Nâng cao hệ thống miễn dịch

Đậu Đũa sau khi được luộc chín sẽ chứa nhiều lượng vitamin B1 hơn so với đậu đũa tươi. Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate từ thực phẩm thành các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra, sự thiếu hụt vitamin B1 có thể dẫn đến rối loạn trao đổi chất, điều này thường đi kèm với những triệu chứng như khó tiêu, giảm sút tiết dịch vị, tê phù…

8.6 Có lợi cho mắt

Đậu Đũa là nguồn giàu vitamin B1 và vitamin B2, từ đó giúp ngăn chặn bệnh đục thủy tinh thể và hỗ trợ duy trì áp lực mắt ổn định.

Hơn nữa, vitamin B2 có trong đậu đũa còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn cơn đau nửa đầu, giảm thiểu tình trạng thiếu máu và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

8.7 Hỗ trợ giảm cân

Đậu Đũa nấu chín không chỉ không chứa axit béo và cholesterol mà còn là nguồn chất xơ đáng kể với hàm lượng 3,8g. Do đó chúng là một lựa chọn dinh dưỡng tốt cho những người đang tìm kiếm cân nặng lý tưởng, có vấn đề về thừa cân hoặc đang mắc bệnh béo phì.

8.8 Giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương

Mangan và canxi có trong Đậu Đũa làm cho xương trở nên chắc khỏe và ngăn ngừa sự phát triển của ung thư xương.

Đặc biệt, Đậu Đũa cũng là nguồn cung cấp kali phong phú, với 100g đậu đũa chín cung cấp đến 20% nhu cầu kali hàng ngày cho cơ thể. Khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh loãng xương và giúp xương trở nên cứng cáp hơn.

Ngoài ra, với sự đa dạng trong thành phần dinh dưỡng, Đậu Đũa đã được y học phương Tây công nhận với nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc của y học cổ truyền phương Đông để chữa trị các tình trạng như chướng bụng, ăn không tiêu, bệnh đường tiết niệu, mộng tinh và bạch trọc.

8.9 Tốt cho sức khỏe làn da

Đậu Đũa không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn có tác động tích cực đối với làn da. Chúng giàu vitamin C nên đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các gốc tự do, những tác nhân gây nên nếp nhăn và tình trạng da khô, đồng thời giúp chậm quá trình lão hóa của làn da. Vitamin C không chỉ tác động tích cực đối với làn da mà còn có lợi cho sức khỏe của các dây chằng, gân và mạch máu, giúp chúng duy trì sức khỏe và độ đàn hồi.

Ngoài ra, thành phần chất dinh dưỡng trong Đậu Đũa cũng hỗ trợ quá trình làm lành vết thương và giảm tình trạng sẹo thâm. Hơn nữa nếu ăn Đậu Đũa thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gout, đồng thời cung cấp một cách tự nhiên để duy trì sức khỏe toàn diện và làm đẹp từ bên trong.

Lời kết

Trồng Đậu Đũa tại nhà đang là xu hướng phổ biến trong nhiều gia đình thành thị. Không chỉ mang lại sự tiện lợi, việc trồng đậu đũa tại nhà còn đem lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh. Mong rằng qua những chia sẻ chi tiết ở trên bạn đã có thêm những thông tin hữu ích, hiểu rõ đặc điểm, công dụng cũng như áp dụng kĩ thuật trồng và chăm sóc vào thực tế để mang lại kết quả tốt nhất nhé!

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi