Bí quyết trồng, chăm bón cây Đậu Tương đơn giản năng suất cao

Cây Đậu Tương – với giá trị kinh tế cao và khả năng hỗ trợ cải tạo đất đang ngày càng phổ biến. Với sự hiểu biết và kinh nghiệm trong kỹ thuật trồng và chăm sóc sẽ giúp quá trình trồng cây đậu tương trở nên đơn giản và dễ dàng, từ đó giúp thu hoạch đạt năng suất cao. Do đó, qua bài viết này, Nuoitrong.com sẽ chia sẻ đến bạn từ A – Z các kĩ thuật trồng và chăm sóc cây Đậu Tương, cùng theo dõi ngay nhé!

Đặc điểm, nguồn gốc cây Đậu Tương

Cây Đậu Tương có tên khoa học là Glycine soja Siebold et Zucc, Glycine max (L.) Merrill.

Chúng còn được gọi là đậu nành hoặc đỗ tương, là một loại hạt giàu dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Cây thuộc giới Plantae, bộ Fabales, họ Fabaceae, chi Glycine và loài G. max.

Cây Đậu Tương khá dễ trồng và có hiệu quả kinh tế cao do được sử dụng phổ biến trong sản xuất thực phẩm hàng ngày.

Đậu tương là loại cây thân thảo, màu xanh hoặc tím và có chiều cao khoảng 50 – 150cm. Lá cây đậu tương có sự thay đổi từ lá mầm, lá đơn đến lá kéo. Rễ là loại rễ cọc và chứa chất đạm.

Hoa của đậu tương có dạng cánh bướm, màu trắng và tím, mọc thành từng chùm khoảng 7 – 8 bông ở chân cuống lá. Từ những chùm hoa này sẽ phát triển thành chùm quả đậu tương, mỗi chùm có từ 2 đến 20 quả. Vỏ quả có nhiều màu sắc như nâu, đen, xanh hoặc vàng và phủ lông tơ mỏng. Đậu tương ra hoa vào khoảng tháng 6, 7 và đậu quả từ tháng 7 – 9.

Trong mỗi quả chính là hạt đậu tương, phần được sử dụng để chế biến thức ăn. Mỗi quả thường chứa 2 – 4 hạt, có hình dạng bầu dục, tròn hoặc dẹt với màu xanh hoặc vàng.

Cây Đậu Tương là loại cây thân leo thuộc họ đậu, dễ trồng và phổ biến, có nguồn gốc từ Trung Quốc và sau đó lan rộng tới các nước khác như Malaysia, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.

Ở nước ta, đậu tương được trồng chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp và các tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Hà Bắc, Cao Bằng.

tiêu đề ảnh cây Đậu Tương ảnh 1

Cây Đậu Tương còn có tên gọi khác là đậu nành hoặc đỗ tương

Chuẩn bị trước khi trồng cây Đậu Tương

Quá trình chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả cao nhất, giúp gieo trồng cây Đậu Tương diễn ra thuận lợi, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng của cây và năng suất cao.

2.1 Thời vụ trồng

Bạn cần thực hiện kĩ thuật trồng đúng chuẩn, đúng kỹ thuật nhằm giúp cây có điều kiện sinh trưởng thuận lợi và mang lại năng suất cao. Trong trường hợp của giống cây trồng ngắn ngày như đậu tương, thời điểm trồng thích hợp thường là:

– Trồng tại khu vực đồng bằng sông Hồng: Thường thì gieo trồng từ ngày 1/9 đến 5/10, nhưng thời điểm lý tưởng nhất là hoàn thành trước ngày 25/9. Hơn nữa, đối với giống ngắn ngày và chịu rét tốt thì có thể kéo dài thời gian gieo trồng đến ngày 10/10.

– Trồng đậu nành tại các tỉnh duyên hải miền Trung: Bạn nên gieo sớm ngay sau khi nước rút ở khu vực sử dụng đất chuyên trồng màu, khoảng từ ngày 15/9 đến 20/9 là lý tưởng nhất.

– Trồng đậu tương tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Thông thường khi trồng đậu tương ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long được tiến hành trong tháng 12 hàng năm.

2.2 Đất trồng

Cây Đậu Tương có khả năng phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao nhất, bạn nên ưu tiên chọn đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, đồng thời có khả năng giữ ẩm tốt và thoát nước nhanh chóng. Do đó, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông hoặc đất cát pha là sự lựa chọn hợp lý.

Ngoài ra, ruộng trồng đậu tương cần đảm bảo có khả năng tưới tiêu nước một cách chủ động, đặc biệt là vào thời điểm mùa đông ở các tỉnh thành phía Bắc.

tiêu đề ảnh cây Đậu Tương ảnh 2

Đất trồng cây Đậu Tương nên là loại đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông hoặc đất cát pha

2.3 Tiến hành làm đất

Đối với đất trồng Đậu Tương ở bãi ven sông chuyên trồng màu, bạn nên áp dụng kỹ thuật trồng trên nền đất khô. Quá trình này bao gồm cày bừa, lên luống hoặc thực hiện san thành mặt phẳng, rạch hàng đầy đủ để gieo hạt giống. Đồng thời, bạn cũng nên làm cỏ và xử lý đất cẩn thận trước khi gieo trồng.

Ngoài ra, đối với đất thường được sử dụng cho cây trồng cạn, bạn cần thực hiện lên luống chiều rộng tiêu chuẩn là 80cm, chiều cao là 20 – 25cm, đồng thời rạch thành 2 hàng. Hơn nữa, bạn cũng cần tiến hành làm rãnh thoát nước với chiều rộng đạt 30 – 35cm. Trong trường hợp đất trồng có khả năng thoát nước tốt thì nên làm luống chiều rộng khoảng 1,2m trồng 3 hàng là giải pháp để nâng cao số lượng cây hiệu quả.

Đối với đất trồng sau mùa lúa không làm đất, bạn nên tiến hành gieo hạt trực tiếp vào gốc rạ theo đúng hàng lúa đã trồng trước đó. Đồng thời đảm bảo 2 hàng lúa gieo 1 hàng đậu tương là thích hợp. Hơn nữa ruộng cần thoát nước tốt, bạn cần tiến hành tạo rãnh thoát nước với bề rộng tiêu chuẩn là 2 – 3m.

Bên cạnh đó, đối với đất dốc khi sử dụng để trồng đậu tương, bạn cần thiết kế thành băng với khả năng chống xói mòn tốt. Đồng thời thực hiện lên luống tạo rãnh thoát nước khi thời tiết mưa to và kéo dài. Yêu cầu mặt luống chiều rộng tiêu chuẩn là 1 – 1,2m, chiều cao khoảng 15 – 20cm và rãnh rộng khoảng 25 – 30cm.

tiêu đề ảnh cây Đậu Tương ảnh 3

Bạn cần tiến hành làm đất cẩn thận và kĩ lưỡng, đồng thời phụ thuộc vào từng loại đất trồng

2.4 Mật độ trồng

Thông thường, gieo trồng cây Đậu Tương được thực hiện với mật độ khoảng 25 – 50 cây/m2 là mật độ phù hợp nhất. Trong điều kiện mùa đông ở các tỉnh phía Bắc khi thời tiết lạnh và ngày ngắn hơn thì bạn nên cân nhắc gieo trồng với mật độ dày hơn một chút.

Cách trồng cây Đậu Tương chi tiết

Tùy thuộc vào loại đất trồng cây Đậu Tương, bạn có thể áp dụng các kỹ thuật trồng khác nhau. Dưới đây là các kỹ thuật gieo trồng cơ bản thường được áp dụng:

– Gieo vãi: Thực hiện trên những ruộng trồng cao, đất đủ ẩm, có hệ thống thoát nước theo luống hoặc thiết kế theo băng. Bạn hãy chia hạt giống cho từng luống, từng băng sau đó tiến hành rải đều. Sau khi hoàn thành gieo, lúc này bạn cần phủ hạt, đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng về vấn đề thoát nước. Hơn nữa nên gieo với mật độ dày hơn một chút, tiến hành tưới đạm sau khi gieo khoảng 5 – 7 ngày.

– Gieo theo luống được làm đất: Sử dụng cuốc tạo thành các rãnh ngang có chiều sâu khoảng 2 – 3cm, mỗi rãnh cách nhau một khoảng là 30cm. Đồng thời thực hiện cho hạt vào mỗi hốc là 2 – 3 hạt, đảm bảo hốc cách hốc là 7 – 12cm.

– Gieo theo luống không làm đất: Gặt lúa sát gốc rạ, tiến hành tạo ra rãnh thoát nước bằng cuốc hoặc cây với các rãnh cách nhau khoảng 1,5m. Đồng thời các rãnh được thiết kế theo hàng ngang với chiều sâu là 3 – 5cm.

– Gieo theo gốc rạ: Sau khi thu hoạch lúa hoàn thành, bạn cần tạo rãnh thoát nước giống như gieo vãi. Đồng thời gặt nghiêng gốc rạ, mỗi gốc cho 2 hạt vào kẽ tiếp xúc trực tiếp giữa đất và gốc rạ.

tiêu đề ảnh cây Đậu Tương ảnh 4

Tùy thuộc vào từng loại đất trồng mà bạn có thể lựa chọn kĩ thuật trồng khác nhau

Cách chăm sóc cây Đậu Tương đúng kĩ thuật

Chăm sóc cây Đậu Tương là một quy trình tương đối đơn giản mà bạn có thể dễ dàng áp dụng để đạt được hiệu suất mong muốn trong quá trình trồng giống cây ngắn ngày này. Bạn chỉ cần chú ý tuân thủ các yêu cầu sau đây:

– Xới xáo: Quá trình này được thực hiện khi đất đã khô và sau khi đất đã được gặt lúa và gieo hạt theo hàng gốc rạ. Hơn nữa, khi xới xáo cần được thực hiện lần đầu khi cây đạt từ 2 đến 3 lá thật bằng cách xới nhẹ ở gốc cây để định hình. Lần thứ hai xới xáo nên được thực hiện khi cây đã phát triển từ 5 đến 6 lá thật và cần tăng cao vun đất gần gốc cây.

– Tỉa dặm: Bạn nên thực hiện khi cây đậu tương có 1 đến 2 lá thật bằng cách kiểm tra và tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh hoặc yếu ớt. Thông thường, chỉ cần để lại từ 1 đến 2 cây khỏe mạnh trong mỗi khoảng cây. Đồng thời cần trồng dặm vào vị trí của những cây đã chết.

– Tưới nước: Đảm bảo duy trì độ ẩm trong đất ở mức khoảng 65 đến 70% là điều quan trọng. Hơn nữa khi tưới nước cần được thực hiện đều đặn và định kỳ khi cây có từ 2 đến 4 lá thật, khi cây đạt giai đoạn ra hoa và khi chuẩn bị thu hoạch. Ngoài ra, quá trình tưới nước thường được thực hiện bằng cách tưới qua hệ thống rãnh ngập với mức nước ngập khoảng 2/3 chiều cao của lỗ thoát nước để đảm bảo sự ngấm đều trên diện tích.

tiêu đề ảnh cây Đậu Tương ảnh 5

Bạn chỉ cần chú ý tới các yếu tố xới xáo, tỉa dặm, đồng thời tưới nước đúng cách khi chăm sóc cây Đậu Tương

Kĩ thuật bón phân cho cây Đậu Tương

Bón phân cho cây Đậu Tương không quá phức tạp mà có thể dễ dàng áp dụng để chăm sóc cây một cách hiệu quả và thuận lợi. Thông thường, bón phân cho loại cây này chỉ cần đảm bảo bón đủ lượng phân lót và phân thúc.

5.1 Bón lót

Bón lót là một công đoạn quan trọng được thực hiện trước khi gieo trồng cây Đậu Tương. Thông thường sẽ sử dụng khoảng 50 – 70kg/1000m2 bằng phân bón hữu cơ loại Organic 1 hoặc phân bón hữu cơ loại 3 con gà.

Ngoài ra, bón lót được thực hiện trực tiếp lên đất trồng, đồng thời nên phơi nắng ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu gieo hạt.

5.2 Bón thúc

Khi trồng cây Đậu Tương, bón phân đạm được thực hiện khoảng hai lần là phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng loại phân bón phù hợp và đúng liều lượng nhằm giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo cây có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.

– Bón phân lần 1: Bạn cần thực hiện bón phân lần đầu tiên khi cây đã có từ 2 – 3 lá là thời điểm lý tưởng nhất. Đồng thời sử dụng 20 – 30kg/1000m2/lần phân bón NPK 20-20-15 hoặc NPK 16-16-8 trực tiếp lên ruộng trồng.

– Bón phân lần 2: Thời điểm bón phân khi cây đã có khoảng 5 – 6 lá là thích hợp, đồng thời sử dụng phân bón NPK 15-15-15. Hơn nữa, liều lượng sử dụng khi bón phân lần 2 là 20 – 30kg/1000m2/lần.

tiêu đề ảnh cây Đậu Tương ảnh 6

Khi bón phân, bạn chỉ cần chú ý bón lót và bón thúc đúng kĩ thuật và theo đúng từng giai đoạn sinh trưởng của cây

Công dụng của hạt Đậu Tương – Đậu Nành

Nhờ sở hữu nguồn dinh dưỡng phong phú, hạt Đậu Tương có thể được chế biến thành nhiều món ăn và thức uống đa dạng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Cụ thể hạt đậu tương mang lại những lợi ích tuyệt vời sau đây:

6.1 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Đậu Tương sau khi được rang chín vẫn giữ nguyên các thành phần dinh dưỡng quan trọng như canxi, kẽm, sắt, chất xơ, vitamin A, B, C,… Đây là những chất dinh dưỡng đặc biệt có lợi cho sức khỏe tim mạch. Do đó thường xuyên ăn đậu nành rang hoặc uống nước đậu nành sẽ giúp loại bỏ cholesterol xấu, ngăn ngừa đột quỵ và tắc nghẽn mạch máu cơ tim.

Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, tỉ lệ protein trong đậu nành chiếm khoảng 38%, gấp đôi hàm lượng protein trung bình trong 100 gram thịt heo. Đặc biệt, loại protein thực vật này giúp giảm lượng LDL (cholesterol xấu), từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và cao huyết áp.

tiêu đề ảnh cây Đậu Tương ảnh 7

Trong hạt đậu tương có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng rất tốt cho sức khỏe tim mạch

6.2 Hỗ trợ giảm cân

Uống nước đậu nành rang trước mỗi bữa ăn khoảng 15 phút có thể giúp bạn cảm thấy no lâu sau khi ăn. Từ đó sẽ giúp giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong mỗi bữa, giúp bạn giảm cân một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn.

6.3 Tốt cho sức khỏe làn da

Trong hạt Đậu Tương có chứa một lượng cao chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa da. Hơn nữa, tinh chất estrogen thực vật có trong đậu nành cung cấp lượng estrogen thiếu hụt trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến cấu trúc mỡ dưới da, làm cho da trở nên hồng hào và căng mịn, đồng thời giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn.

6.4 Nâng cao sức khỏe xương khớp

Trong hạt đậu nành chứa thành phần genistein giúp giảm tình trạng mất xương và chống lão hóa cho xương. Ngoài ra, đậu nành cũng rất giàu canxi, giúp duy trì sức khỏe của xương và ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh và người già.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu diễn ra trong 2 năm từ Viện dinh dưỡng tối ưu và Đại học y Copenhagen (Đan Mạch), đậu nành không chỉ chứa hàm lượng canxi cao mà còn chứa nhiều isoflavone, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.

tiêu đề ảnh cây Đậu Tương ảnh 8

Bổ sung đậu tương vào thực đơn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe xương khớp

6.5 Phòng chống bệnh trầm cảm

Homocysteine là một chất làm máu và dinh dưỡng, ngăn đưa lên não bộ, đồng thời làm cản trở các hormone tạo ra cảm giác tốt như như serotonin, dopamin và norepinephrin, đây là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh trầm cảm. Do đó, các folate có trong đậu nành có thể giúp phòng chống trầm cảm bằng cách giảm sự dư thừa của homocysteine.

6.6 Giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể

Chất sắt trong chế độ ăn uống giúp cải thiện sự sử dụng hiệu quả năng lượng của cơ thể, ngăn ngừa cảm giác mệt mỏi và kiệt sức. Đậu nành có chứa lượng chất sắt tương đương với các loại thực phẩm dinh dưỡng như đậu lăng, trứng và rau chân vịt, do đó có thể là một lựa chọn tốt để bổ sung năng lượng khi cần thiết.

6.7 Cung cấp protein cho cơ thể

Thông thường, để bổ sung protein cho cơ thể, nhiều người thường ưa chuộng ăn thịt động vật như bò, gà, hải sản,… Tuy nhiên, ít người biết rằng trong thành phần của hạt đậu tương cũng chứa một lượng protein đáng kể.

Do đó, thêm món ăn chế biến từ hạt đậu tương vào bữa ăn hàng ngày có thể giúp tránh được tình trạng dư thừa năng lượng, từ đó duy trì lượng calo cơ thể ổn định.

Ngoài ra, hạt đậu tương là nguyên liệu lý tưởng để tạo ra các món ăn chay phong phú, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt được ưa chuộng trong cộng đồng ăn chay. Hơn nữa, ngoài cung cấp protein, hạt đậu tương còn cung cấp một số axit amin và enzyme khác giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.

tiêu đề ảnh cây Đậu Tương ảnh 9

Trong hạt đậu tương có hàm lượng protein dồi dào, đặc biệt cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người ăn chay

6.8 Giúp cân bằng nội tiết tố

Phytoestrogen có trong hạt đậu tương giúp cung cấp một lượng estrogen cần thiết cho cơ thể phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh. Từ đó sẽ giúp cân bằng nội tiết tố, làm giảm các biến chứng của tiền mãn kinh như dễ cáu gắt, da nhăn nheo, tóc gãy rụng và xơ rối,…

6.9 Phòng chống bệnh ung thư

Các nghiên cứu quan sát hiện nay đã cho thấy rằng thực phẩm chứa đậu nành có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, tác động của hạt đậu nành đối với nguy cơ mắc ung thư hiện vẫn còn gây ra tranh cãi. Các nghiên cứu trên động vật đã mang lại kết quả không nhất quán về tác động của isoflavone có trong đậu nành đối với sự phát triển khối u, đặc biệt là ở ung thư vú.

Một đánh giá về 35 nghiên cứu đã chỉ ra một mối liên quan đáng kể giữa việc tiêu thụ hạt đậu nành và sự giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ ở các nước châu Á, nhưng không tìm thấy mối liên quan nào đáng kể ở phụ nữ ở các nước phương Tây.

Ngoài ra, các nghiên cứu về mối liên quan giữa việc tiêu thụ hạt đậu nành và nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cũng cho thấy sự giảm nguy cơ lên đến khoảng 30%.

Các tác động chống ung thư của đậu nành có thể bắt nguồn từ khả năng hoạt động của isoflavone và lunasin, hai chất này có khả năng chống oxi hóa và thúc đẩy sự chết của tế bào ung thư, như đã được chứng minh trong các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa đậu nành và nguy cơ mắc ung thư.

tiêu đề ảnh cây Đậu Tương ảnh 10

Ăn thực phẩm chứa đậu tương có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt

Đối tượng không nên sử dụng Đậu Tương

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng một người khỏe mạnh bình thường chỉ nên tiêu thụ 1 – 2 ly sữa từ đậu nành rang vào buổi sáng hoặc tối trong một ngày. Trong một số trường hợp và đối với một số đối tượng đặc biệt thì cần hạn chế hoặc tuyệt đối không sử dụng đậu nành rang, bao gồm:

7.1 Người bị dị ứng với đậu tương

Dị ứng đậu nành hoặc đậu tương là một loại dị ứng phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ran trong miệng, phát ban da, sưng mặt, đau bụng, buồn nôn, da đỏ bừng,… Nếu bạn phát hiện mình mắc bệnh dị ứng này, hãy tránh xa các loại thực phẩm chứa đậu nành và đến thăm khám bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào nặng hơn.

7.2 Trẻ nhỏ

Trong giai đoạn con đang tập đi, nếu sử dụng sữa đậu nành quá thường xuyên có thể dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển của xương, răng, cơ bắp và hệ thần kinh trung ương của trẻ. Bên cạnh đó, vì sữa đậu nành không cung cấp nhiều protein như sữa bò nên nếu bạn chọn loại sữa này cho con, hãy đảm bảo cung cấp thêm canxi và protein.

Ngoài ra, không nên cho trẻ nhỏ chưa qua tuổi dậy thì sử dụng đậu nành rang vì estrogen có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển, làm cho các bé gái có khả năng dậy thì sớm và có thể gây bất ổn về tâm lý và sự phát triển cho bé trai.

7.3 Người mắc sỏi thận

Người mắc bệnh sỏi thận thường được khuyến cáo tránh uống sữa đậu nành và tiêu thụ các sản phẩm làm từ đậu nành. Đó là bởi chất oxalate có trong sữa đậu nành khi kết hợp với canxi trong thận có thể góp phần vào quá trình hình thành sỏi thận, làm cho bệnh có thể chuyển biến trở nên nghiêm trọng hơn.

7.4 Người bị suy giáp

Những người mắc bệnh suy giáp thường nên hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ đậu nành. Điều này là do đậu nành chứa isoflavone, một trong những chất có khả năng ức chế và cản trở hoạt động của enzym tham gia vào quá trình sản xuất hormone T3, T4, từ đó có thể làm cho căn bệnh suy giáp trở nên khó hồi phục hơn.

tiêu đề ảnh cây Đậu Tương ảnh 11

Mặc dù chứa nhiều lợi ích, tuy nhiên vẫn có một số đối tượng hoặc trong một số trường hợp cụ thể không nên sử dụng đậu tương

Một số chú ý khi sử dụng Đậu Tương

Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên sử dụng hạt Đậu Tương cũng cần tuân thủ một số quy tắc sau:

Hầu hết các hạt đậu tương có tính hàn và có thể gây ra các vấn đề như ợ hơi, tiêu chảy, đặc biệt là đối với những người có tỳ vị hư hàn. Do đó cần cẩn thận khi sử dụng.

Trước khi sử dụng sữa đậu tự chế biến tại nhà, bạn cần đun sôi để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, do trong thành phần của sữa đậu nành có chứa trypsin, một enzyme có thể gây ức chế men.

Sử dụng một lượng sữa đậu tương hợp lý để tránh hấp thụ quá nhiều dưỡng chất, từ đó dẫn đến dư thừa. Đặc biệt, không nên kết hợp sữa đậu nành với trứng bởi sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai thực phẩm.

Hơn nữa, hạt đậu tương kết hợp với các sản phẩm giàu tinh bột như trứng sẽ giúp bổ sung năng lượng cho ngày dài hoạt động.

Bên cạnh đó, không nên bảo quản các sản phẩm hạt đậu tương quá lâu bởi có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn độc hại phát triển, gây ra các vấn đề về sức khỏe khi sử dụng như đau bụng.

Lời kết

Bằng cách chăm sóc đúng cách và chú ý đến bón phân để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cây Đậu Tương sinh trưởng mạnh mẽ và mang lại năng suất cao. Ngoài ra, khi áp dụng kinh nghiệm canh tác đúng kỹ thuật có thể tạo ra cơ hội thu nhập đáng kể cho gia đình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố để quá trình canh tác diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao như mong đợi!

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi