Chi tiết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam canh

Cam canh vốn nổi tiếng và được ưa chuộng bởi vị thanh ngọt và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn về cách trông và chăm sóc loại cam này. Trong bài viết dưới đây, nuoitrong.com sẽ chia sẻ đến bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam canh nhé.

Giới thiệu về cam Canh

Cam Canh có vị ngọt thanh nhưng không kém phần đậm đà

Cam Canh có vị ngọt thanh nhưng không kém phần đậm đà

Cam Canh hay còn được gọi là cam đường Canh có nguồn gốc từ Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội. Cam Canh mọng nước, vị thanh ngọt là loại yêu thích của nhiều người dùng vì còn đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng. 

Loài cây cũng mang giá trị kinh tế cao, được canh tác theo diện rộng, đồng thời là cây chủ lực chính của nhiều hộ gia đình. Ngày nay được trồng chủ yếu ở Từ Liêm Hà Nội, Văn Giang thuộc Hưng Yên, Bắc Giang, Hòa Bình và các tỉnh vùng miền Trung.

Để tìm hiểu rõ thêm về loại quả ngon nổi tiếng này cũng như về loài cây cam Canh này, mời các bạn đến với thông tin mà tôi đưa tới ngay bài viết dưới đây.

Đặc điểm của cây cam Canh

Để có được những quả cam Canh chất lượng, vị ngon ngọt đặc trưng thì cây trồng đòi hỏi người nông dân cần phải có kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật vững chắc.

Thân cây khi trưởng thành cao từ 3-5m, có nhiều cành và gai và sần sùi. Lá cây cam mọc so le nhau, có màu xanh lục đậm, có hình trái xoan, lá có kích thước 5-10 cm.

Cam Canh mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng đến người sử dụng

Cam Canh mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng đến người sử dụng

Hoa của cam Canh có màu trắng, 5 cánh và mùi thơm nhẹ, mọc đơn lẻ hoặc thành chùng ở dưới nách lá.

Quả cam hình tròn hơi dẹt, đường kính khoảng 7cm, vỏ mỏng chứa nhiều tinh dầu. Quả cam chuyển từ màu xanh sang dần màu cam đậm khi bắt đầu chín. Vỏ thường có đôi chút đốm đốm xanh đôi khi bị nám do nắng. 

Quả cam Canh thường có nhiều múi, tép màu cam mọng nước, có hương vị ngọt thanh và ít hạt và xơ.

Giá trị dinh dưỡng có trong cam Canh

Trong cam Canh chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ. Phải kể đến như vitamin C giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời ngăn chặn những xâm hại đến từ bên ngoài. Kích thích quá trình sản sinh ra collagen giúp da luôn khoẻ khoắn. 

Kali có trong cam Canh hỗ trợ tim khỏe mạnh, tránh xa những bệnh ung thư, bên cạnh đó còn giúp cân bằng lượng nước và điện giải duy trì hoạt động bình thường, Kali tốt cho hệ tim mạch và cơ bắp.

Lượng chất xơ dồi dào giúp kiểm soát lượng cholesterol, kiểm soát bệnh tiểu đường, đồng thời hỗ trợ tốt cho đường tiêu hoá, tránh các bệnh về đại tràng và táo bón. Ở cam Canh có Vitamin A bảo vệ tốt cho mắt, ngăn ngừa bệnh thoái hoá điểm vàng.

Cam Canh chứa vitamin B9, có khả năng thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của não bộ và tăng cường trí não. Đặc biệt, tốt cho phụ nữ mang thai, vì cam có khả năng giúp ngăn ngừa các vấn đề về rối loạn thần kinh ở thai nhi, đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho thai kỳ.

Cách trồng cam Canh 

4.1 Chọn giống cây cam Canh

Hiện nay cây cam Canh được nhân giống bằng hai hình thức: 

Chiết cành: Nên chọn cây có gốc cành đã lớn từ 0.8-1cm, cao 50-60cm, rễ cây phát triển mạnh, bầu cây to 15-18cm và chiều cao bầu 20-25cm

Ghép mắt: Nên chọn thân gốc ghép cần khoẻ mạnh, không sâu bệnh, mầm ghép cao 30-40cm, cổ rễ phát triển 1-1.5cm.

Chiết cành và ghép mắt là hai cách nhân giống phổ biến hiện nay

Chiết cành và ghép mắt là hai cách nhân giống phổ biến hiện nay

4.2 Thời vụ trồng cây cam Canh

Cam canh thích nghi tốt, thời điểm thích hợp nhất là trồng vào mùa xuân từ khoảng tháng 2 đến tháng 4 và mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10. Nhiệt độ phù hợp nhất là 2-35 độ C cây phát triển tốt. Lượng nước mưa nên 1800mm trở lên.

Cây có thể ra hoa và kết trái sau 2.5 năm trồng. Quả thường được thu hoạch vào khoảng tháng 11 đến giữa tháng 12 âm lịch.

4.3 Xử lý đất trồng cây

Cây cam Canh nên được trồng trên vùng đồi núi, nếu ở vùng đồng bằng nên có hệ thống thoát nước bài bản. Trồng ở vùng ít đất phèn và mặn.

Đất cần được cày xới kỹ, làm sạch cỏ và rác. Xử lý đất trồng bằng vôi bột, lên luống cách nhau 4m đối với giống cây chiết và cách 5m khi trồng giống cây ghép.

Bón lót cho cây để có thêm chất dinh dưỡng bằng cách trộn phân chuồng đã hoai mục, lân và vôi bột trộn đều với đất mịn, bỏ xuống hố trước khi trồng ít nhất 20 ngày được đào với kích thước 60 x 60 x 50 cm. 

4.4 Tiến hành trồng cây

Bóc vỏ bầu nhẹ nhàng tránh làm đất rễ cây, đặt thẳng vào chính giữa hố, sau đó tấp đất và nén chặt, dùng cọc cắm chéo thân cây để không bị gãy đổ do tác động bên ngoài. Sau đó tưới đẫm nước, nên phủ thêm rơm rạ, lá cây hoặc cỏ khô để giữ đất thêm ẩm.

4.5 Tưới nước cho cây trồng

Cây sau khi được trồng trong tháng đầu cần được tưới nước 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Lượng nước và số lần tưới nên điều chỉnh tùy theo điều kiện thời tiết trong ngày. 

Khi cây đã bén rễ và thể hiện sự phục hồi, thường chỉ cần tưới bổ sung để duy trì độ ẩm đất thường xuyên, nhằm giúp cây phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh. 

Khi cây ra hoa, đậu quả và đang nuôi quả cần bổ sung thêm lượng nước để hoa nở bung, tăng tỉ lệ đậu quả và quả phát triển tốt. Nên chỉ tưới đủ nước, không nên quá vì có thể gây ra các vấn đề như bệnh thối rễ và dẫn đến hiện tượng vàng lá và cây chết.

4.6 Bón phân cho cây cam Canh

Bón phân đúng thời điểm để cây đạt sản lượng cao nhất

Bón phân đúng thời điểm để cây đạt sản lượng cao nhất

Cây được bón phân theo nhiều đợt và thời kỳ của cây. Vào thời điểm cây 1-3 năm tuổi chia bón vào khoảng tháng 1,2,5 và 11 với loại phân hữu cơ lượng 5-20 kg/cây, đạm urê  và kali lượng 0,1-0,2kg/cây, superlân 0,2-0,5kg/cây 

Thời kỳ năm 4 trộn phân hữu cơ, lân và vôi bột. Thời điểm ra hoa khoảng tháng 8-11, tăng trọng quả tháng 5 và 8 sử dụng phân đạm ure và kali. 

Bắt đầu bón phân bằng việc đào rãnh hoặc hốc rộng khoảng 20 cm và sâu từ 15-20 cm xung quanh tán cây. Sau đó, rắc phân vào rãnh và lấp đất trở lại để che phủ phân. Cuối cùng, tưới đầy nước để đảm bảo phân bón tan trong đất.

4.7 Phòng trừ sâu bệnh cho cây cam Canh

Thường xuyên kiểm tra và cắt bỏ các cành vượt quá kích thước, cũng như các cành mọc thấp. Khi cây ra nhiều cành, cần cắt bớt các cành nhỏ, cành mọc sâu trong tán và những cành bị nhiễm bệnh hoặc bị sâu hại. 

Giúp cây thông thoáng và phát triển nhanh chóng, đồng thời giảm nguy cơ bị sâu bệnh gây hại. Việc thu dọn và đốt cháy lá rụng trong vườn cũng giúp hạn chế nguồn cung cấp cho sâu bệnh. 

 

Bệnh sâu vẽ bùa: Gây hại ở trên chồi và lá non của cây, lúc này người trồng nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc BVTV được pha chế từ thảo mộc hoặc thuốc sinh học đặc biệt loại thuốc sinh học chứa nấm Beauveria sp và Metarhizium sp để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.

Nếu sâu bệnh trên cây cam trở nặng, có thể sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học chứa hoạt chất Abamectin hoặc Emamectin như Dylan 2EC, Map Winner 5WG và các loại tương tự.

Phun thuốc nên được thực hiện vào các đợt lộc non, thực hiện 2 lần,  lần 1 khi lộc mới nhú và lần 2 khi cây đã ra lộc rộ, với khoảng cách thời gian khoảng 7 ngày giữa hai lần phun. 

Bệnh ghẻ sẹo: là một bệnh gây hại cho các bộ phận mềm của cành non, lá hoa và quả nhỏ của cây cam. Người trồng có thể sử dụng các loại thuốc như Boóc đô 1%, Rorai, Zineb và các loại tương tự để phòng và trị bệnh hiệu quả.

Bệnh thối gốc và chảy mủ: do cây nhiễm nấm Phtophthora spp. Bệnh là vết bị ngấm nước, sau đó trở nên khô và nứt và vỏ thân cây bị bệnh chuyển sang màu nâu do thối gần vị trí gốc cây. 

Phương pháp điều trị thường bao gồm việc sử dụng dao cạo để loại bỏ phần vỏ bị bệnh, sau đó áp dụng dung dịch thuốc Boocđô với nồng độ 2% và vôi để tiến hành khử khuẩn.

Thu hoạch và quản quản cam Canh

Thu hoạch khi quả đã vàng nhạt đều. Nên chọn thời điểm thu hoạch trái khi trời râm mát, lấy kéo để cắt trái tránh bị gãy cành, đặt nhẹ quả và bảo quản ở nơi thoáng mát.

Những quả cam canh mọng nước ngọt thanh

Những quả cam canh mọng nước ngọt thanh

Giá cam Canh ngon trên thị trường giao động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên hiện nay có nhiều loại cam trung quốc trà trộn vào thị trường, người mua cần lựa chọn nơi uy tín để mua đúng loại có chất lượng tốt.

Kết luận

Tóm lại, cam Canh là một loại trái cây ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hy vọng qua bài viết trên các bạn sẽ có thêm thông tin về trái này cũng như cách trồng giống cây can Canh đem lại năng suất cao.

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi