Cải Bẹ Xanh: Công dụng, cách trồng và chăm sóc đơn giản ngay tại nhà

Cải Bẹ Xanh hay còn được biết đến với tên gọi cải canh hoặc cải cay, là một loại rau phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Đây là loại rau dễ trồng, có thời gian thu hoạch nhanh và mang đến hương vị nồng đậm so với cải ngọt. Hơn nữa, chúng rất thích hợp để sử dụng trong nấu canh tôm, luộc chấm kho quẹt hoặc thậm chí có thể ăn sống khi cuốn bánh xèo, tạo nên một hương vị tự nhiên đặc sắc. Vậy nên để biết cách gieo trồng hạt giống cải bẹ xanh một cách hiệu quả, hãy cùng Nuoitrong.com theo dõi và tìm hiểu ngay bây giờ!

Đặc điểm, nguồn gốc Cải Bẹ Xanh

Cải Bẹ Xanh còn được biết đến với nhiều tên gọi như cải xanh, cải đắng, cải canh hay cải cay, là một loại cây thuộc họ Brassicaceae, có tên khoa học là Brassica juncea (L.).

Loại cải này có đặc điểm màu xanh tươi, mang vị đắng nhẹ và hương cay mạnh. Chúng hay được sử dụng trong nấu canh, xào, luộc hoặc dùng làm rau sống kèm theo các món ăn. Điều đặc biệt là chúng dễ trồng và thu hoạch, đồng thời thường sử dụng phương pháp gieo cấy. Cải bẹ xanh có thể trồng quanh năm với mỗi vụ trong khoảng từ 40 đến 45 ngày, tạo ra nguồn cung ổn định trong ẩm thực hàng ngày.

tiêu đề ảnh Cải Bẹ Xanh ảnh 1

Cải Bẹ Xanh còn có tên gọi khác là cải xanh, cải đắng, cải canh hay cải cay

Cách trồng Cải Bẹ Xanh chi tiết

Hãy cùng tìm hiểu về thời vụ trồng, đất trồng, cách xử lý hạt giống và cách trồng Cải Bẹ Xanh ngay sau đây nhé!

2.1 Thời vụ trồng

Cải Bẹ Xanh có thể sinh trưởng được trong điều kiện thời tiết 4 mùa quanh năm. Tuy nhiên, mùa đông là điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho chúng phát triển. Trong khi đó, nếu trồng trong vụ hè thì cần thiết lập giàn che nắng và chú ý đến việc cung cấp đủ nước để đảm bảo sự phát triển của cây.

tiêu đề ảnh Cải Bẹ Xanh ảnh 2

Thời vụ tốt nhất để trồng Cải Bẹ Xanh là vào vụ đông xuân

2.2 Đất trồng

Cải bẹ xanh có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất trồng khác nhau. Tuy nhiên, đất trồng lý tưởng nhất nên có độ tơi xốp cao, giàu mùn và có khả năng thoát nước tốt, đặc biệt là trong mùa mưa, đồng thời cũng nên có khả năng duy trì độ ẩm trong mùa khô.

Quá trình chuẩn bị đất bắt đầu bằng việc cày bừa và xới xáo kỹ diện tích đã được quy hoạch. Đồng thời, bạn cần loại bỏ cỏ dại và tàn dư từ vụ trồng trước để tạo điều kiện tốt nhất cho cây. Tiếp theo, bạn hãy bổ sung vôi và phân bón hữu cơ, sau đó phơi ải trong khoảng 10–14 ngày.

Trên diện tích vườn, tạo liếp với cơ chiều rộng 0.8m, chiều cao 10–15cm (hoặc 20cm nếu trồng vào mùa mưa) và khoảng cách giữa hai liếp là 20cm. Đồng thời bề mặt liếp nên được làm phẳng và tránh tình trạng gồ ghề.

Nếu trồng cải bẹ trong mùa khô, bạn nên phủ bạt lên mặt liếp. Sử dụng bạt rộng 90cm và cố định bằng ghim tre để tạo lớp phủ. Sau đó, tạo lỗ theo kích thước c x c là 20cm, h x h là 30cm và độ sâu khoảng 6-8cm.

tiêu đề ảnh Cải Bẹ Xanh ảnh 3

Cải Bẹ Xanh thích hợp nhất là trồng trên đất có độ tơi xốp cao, giàu mùn và có khả năng thoát nước tốt

2.3 Xử lý hạt giống

Để xử lý hạt giống Cải Bẹ Xanh, quy trình bắt đầu bằng việc ngâm chúng trong nước ấm có nhiệt độ khoảng 40–50 độ C trong khoảng 1–2 giờ. Sau đó, hạt giống cần được ủ ẩm trong vòng 24 giờ cho đến khi chúng nứt nanh. Khi hạt giống đã nứt nanh, bạn có thể tiến hành gieo trực tiếp vào bầu với mật độ là 2 hạt/bầu. Đối với diện tích 500m2, mật độ gieo trung bình sẽ là 8000 bầu.

Trong quá trình gieo trồng giống cải bẹ vào mùa khô, bạn cần sử dụng giàn che nắng và đảm bảo tưới nước đủ. Hơn nữa, bạn cần chú ý đến việc che mưa và kiểm soát tiêu úng trong mùa khô để đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ của cây con. Sau khoảng 10–12 ngày từ khi gieo hạt giống, cây con sẽ phát triển từ 2–3 lá thật và sẵn sàng được đưa ra ruộng để trồng.

2.4 Cách trồng Cải Bẹ Xanh

Có hai phương pháp chính để trồng Cải Bẹ Xanh: gieo thẳng và trồng cây con.

Trong phương pháp gieo thẳng, bạn có thể tiến hành gieo hạt trực tiếp lên mặt luống. Để đảm bảo sự đồng đều, hạt nhỏ của cây cải bẹ có thể được trộn với cát trước khi gieo. Sau khi gieo hạt xong, bạn cần phủ một lớp trấu hoặc rơm dạ lên mặt luống sẽ giúp giữ ẩm cho cây rau. Ngay sau đó, bạn cần tưới nước bằng vòi hoa sen hoặc hệ thống phun sương để tránh hạt giống bị trôi đi.

Trong phương pháp trồng cây con, bạn có thể gieo hạt vào các bầu đã được chuẩn bị sẵn. Mỗi bầu nhỏ có thể chứa 3-4 hạt hoặc hạt có thể được gieo vào khay bầu. Sau khoảng 5-7 ngày, khi cây con đã phát triển 1-2 lá mầm, bạn có thể chuyển chúng ra ngoài và trồng trên ruộng với khoảng cách cây x cây là 10 cm và hàng x hàng là 15 cm. Mặc dù phương pháp này tốn thêm thời gian và công sức nhưng đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao hơn.

tiêu đề ảnh Cải Bẹ Xanh ảnh 4

Bạn có thể trồng Cải Bẹ Xanh bằng phương pháp gieo thẳng hoặc trồng cây con

Cách chăm sóc Cải Bẹ Xanh đúng kĩ thuật

Tưới nước đóng vai trò quan trọng trong việc trồng Cải Bẹ Xanh, đảm bảo cung cấp đủ nước để kích thích sự sinh trưởng của cây. Đặc biệt, trong thời tiết khô hanh, việc tưới nước nên được duy trì 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát để đảm bảo cây luôn được bổ sung nước đầy đủ.

Đồng thời, bạn nên làm cỏ đều đặn giúp giữ cho vườn trồng cải bẹ luôn thoáng đãng. Hơn nữa, bạn cần thường xuyên thực hiện việc làm cỏ khi bón thúc, kết hợp với việc xới đất để tăng độ tơi xốp.

Đối với phòng trừ sâu bệnh, Cải Bẹ Xanh thường gặp sâu khoang, rầy mềm, sâu tơ, sâu xanh da láng,… Do đó biệc xử lý cần sử dụng thuốc trừ sâu chuyên dụng phù hợp. Đồng thời, bạn cần thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu hại. Bệnh hại cũng có thể bao gồm thối nhũn và thối bẹ, vì vậy bạn cần quan sát kỹ để đưa ra biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.

Kĩ thuật bón phân cho Cải Bẹ Xanh

Bón phân cho Cải Bẹ Xanh được thực hiện trong hai giai đoạn chính: bón lót và bón thúc.

Bón lót:

Trước khi trồng, bạn cần bón phân hữu cơ Nutrifert Hà Lan được thực hiện 7-10 ngày trước khi đưa cây vào làm đất cuối cùng. Phân bón được trộn đều vào đất để giảm thiểu sự mất mát, giúp tạo ra một môi trường đất tơi xốp. Từ đó giúp tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có lợi, hỗ trợ sự phát triển của cây ở giai đoạn sinh trưởng.

Bón thúc:

Sau khi Cải Bẹ Xanh đã được trồng, việc bón thúc được thực hiện trong ít nhất 2 đợt.

– Lần 1: Sau 7-10 ngày trồng, bạn cần sử dụng phân bón NPK Hà Lan 13-13-13 với liều lượng 10-15 gr/m2 hòa tan vào nước để tưới. Sau khi tưới phân, bạn cần tưới nước sạch để rửa sạch lượng phân còn lại trên lá. Giai đoạn này cần tập trung cung cấp dinh dưỡng để hỗ trợ hệ rễ phát triển, đồng thời làm tăng kích thước và màu xanh bền của lá.

– Lần 2: Cách 10 ngày sau lần bón thứ nhất, bạn cần sử dụng phân NPK 13-13-13 với liều lượng 10-15 gr/m2. Đồng thời rải phân và sau đó tưới nước đẫm. Giai đoạn này nhằm cung cấp dinh dưỡng để cây hoàn thiện kích thước và độ cứng của lá, đồng thời tăng chất lượng của chúng.

tiêu đề ảnh Cải Bẹ Xanh ảnh 5

Có hai giai đoạn chính để trồng Cải Bẹ Xanh đó là bón lót và bón thúc

Lợi ích tuyệt vời của Cải Bẹ Xanh

Sau đây sẽ là một số ưu điểm quan trọng của Cải Bẹ Xanh đối với sức khỏe mà bạn nên biết:

5.1 Hỗ trợ hệ miễn dịch

Cải Bẹ Xanh là một nguồn vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch khi được tiêu thụ đều đặn và theo liều lượng đề xuất. Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng chỉ cần một bát canh chứa cải bẹ xanh đã có thể cung cấp hơn 1/3 lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày cho người trưởng thành, thể hiện giá trị dinh dưỡng đáng kể của loại rau này.

Ngoài ra, Cải Bẹ Xanh cũng chứa một lượng đáng kể vitamin A. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào T, từ đó hỗ trợ hệ miễn dịch trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng.

tiêu đề ảnh Cải Bẹ Xanh ảnh 6

Trong Cải Bẹ Xanh có chứa hàm lượng vitamin C rất cao nên rất tốt cho hệ miễn dịch

5.2 Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Nếu ăn Cải Bẹ Xanh hàng ngày với một lượng nhất định có thể giúp phòng ngừa một số loại ung thư như ung thư phổi, dạ dày, ruột kết và ung thư buồng trứng ở phụ nữ. Cơ sở cho hiệu quả này được giải thích bởi sự có mặt của một nhóm hợp chất thực vật được biết đến là glucosinolates trong loại cải này. Hợp chất này đã được chứng minh có khả năng bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương DNA và đồng thời hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.

5.3 Cung cấp vitamin K tốt cho não bộ

Nếu ăn Cải Bẹ Xanh thường xuyên sẽ mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe, đặc biệt là cung cấp lượng vitamin K. Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe máu, ngăn chặn các vấn đề như máu khó đông, loãng xương và bệnh tim mạch.

Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng thiếu hụt vitamin K có thể tăng nguy cơ suy giảm chức năng não, mất trí nhớ và bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi. Do đó, bạn nên thêm Cải Bẹ Xanh vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tinh thần và chức năng não bộ.

tiêu đề ảnh Cải Bẹ Xanh ảnh 7

Trong Cải Bẹ Xanh có hàm lượng vitamin K rất cao rất tốt cho sự tăng cường sức khỏe não bộ

5.4 Tăng cường sức khỏe tim mạch

Cải Bẹ Xanh chứa một số hợp chất có khả năng kiểm soát cholesterol. Do đó nếu ăn thường xuyên sẽ là một phương pháp hữu ích để bảo vệ sức khỏe tim và cải thiện tình trạng mạch máu. Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến khích việc ăn cải bẹ xanh thông qua các hấp hoặc luộc vì có thể hỗ trợ giảm cholesterol hiệu quả hơn so với các cách chế biến khác.

5.5 Tốt cho mắt

Lutein và zeaxanthin là hai thành phần quan trọng có trong cải xanh, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe của đôi mắt. Chúng hoạt động như một tấm khiên bảo vệ võng mạc khỏi quá trình oxy hóa và có khả năng lọc ánh sáng xanh độc hại cho mắt.

5.6 Chống lão hóa

Các loại rau lá xanh đậm, trong đó có cải bẹ xanh thường chứa một lượng vitamin đáng kể, đặc biệt là axit folic. Axit folic là một loại vitamin B giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển tế bào máu, hỗ trợ quá trình tạo máu trong cơ thể.

Ngoài ra, vitamin trong cải bẹ xanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại sự oxy hóa, giúp duy trì làn da khỏe mạnh và tươi trẻ. Việc tiêu thụ khoảng 200 – 300g cải bẹ xanh mỗi ngày không chỉ giúp bổ sung axit folic mà còn có thể giảm căng thẳng và tăng cường tâm trạng, tạo cảm giác nhẹ nhàng và tươi mới.

tiêu đề ảnh Cải Bẹ Xanh ảnh 8

Cải Bẹ Xanh rất giàu axit folic giúp chống oxi hóa

Tác hại của Cải Bẹ Xanh

Cải Bẹ Xanh mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây phản ứng xấu đối với một số người do chứa nhiều vitamin K và axit oxalic.

Vitamin K mặc dù quan trọng cho đông máu và sức khỏe tim mạch nhưng có thể tương tác với các loại thuốc làm loãng máu. Do đó nếu ăn quá nhiều cải bẹ xanh có thể gây đối kháng với hiệu quả của những loại thuốc này. Chính vì thế, nếu bạn đang sử dụng thuốc làm loãng máu thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thêm cải bẹ xanh vào chế độ ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó, loại rau này cũng chứa axit oxalic, một hợp chất hữu cơ có thể góp phần hình thành sỏi thận ở một số người nếu ăn nhiều mỗi ngày. Đối với những người có vấn đề về sỏi thận thì cũng nên hạn chế ăn loại cải này.

Làm sao để phân biệt Cải Bẹ Xanh sạch và loại canh tác hữu cơ?

Cải Bẹ Xanh sạch được xem là những bó rau cải được sản xuất theo quy trình kỹ thuật chính xác, giảm thiểu sự sử dụng hóa chất như phân hóa học, thuốc trừ sâu và kích thích tăng trưởng. Điều này nhằm giảm lượng độc tố như nitrat, thuốc trừ sâu và vi sinh vật gây bệnh, đảm bảo rằng chúng luôn ở mức thấp nhất.

Các biện pháp kỹ thuật cần được thực hiện cẩn thận, bao gồm việc chọn giống cải chất lượng, canh tác trên đất sạch, sử dụng nguồn nước tưới sạch và kiểm soát lượng phân bón trong giới hạn cho phép. Trái ngược, cải bẹ xanh hữu cơ được canh tác trong điều kiện tự nhiên, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu diệt cỏ và không chứa thành phần biến đổi gen.

Sự khác biệt giữa cải bẹ xanh sạch và cải bẹ xanh hữu cơ có thể dễ dàng nhận biết qua các đặc điểm sau:

– Cải bẹ xanh sạch: Sử dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và kích thích tăng trưởng, có thể chứa thành phần biến đổi gen (GMO) ở liều lượng cho phép.
– Cải bẹ xanh hữu cơ: Tuyệt đối không sử dụng hóa chất, không chứa thành phần biến đổi gen (GMO).

Ngoài ra, cải bẹ xanh hữu cơ thường có màu sắc nhạt hơn, ít bóng bẩy hơn so với cải bẹ xanh sạch. Ngoài ra, vị của cải bẹ xanh hữu cơ thường đậm đà và tươi tốt hơn.

Một số món ăn ngon từ Cải Bẹ Xanh

Với những ứng dụng hữu ích như vậy của Cải Bẹ Xanh, bạn nên thêm loại rau này vào thực đơn hàng ngày để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho toàn bộ gia đình. Nếu bạn đang phân vân về cách chế biến cải bẹ xanh để có hương vị ngon, hãy tham khảo ngay các món mà chúng tôi đề xuất dưới đây!

8.1 Cải Bẹ Xanh luộc chấm trứng

Cách luộc Cải Bẹ Xanh không chỉ đơn giản mà còn trở nên thú vị khi kết hợp với trứng luộc. Món ăn này sẽ khiến bữa ăn của bạn trở nên phong phú và thú vị hơn, đồng thời cũng là một sự lựa chọn tốt cho những người muốn kiểm soát lượng cơm ăn.

Để chuẩn bị, bạn chỉ cần cải bẹ xanh và gừng. Đun sôi nước, thêm gừng và một ít muối. Khi nước đã sôi, thả cải bẹ xanh vào nước luôn, nhớ là không đậy nắp. Sau khoảng 10 phút khi thấy cải mềm, bạn có thể vớt ra đĩa. Sử dụng nước nóng còn lại để luộc trứng. Món ăn này là lựa chọn tuyệt vời cho những ngày bận rộn hoặc đối với những người đang thực hiện chế độ ăn cắt giảm tinh bột.

tiêu đề ảnh Cải Bẹ Xanh ảnh 9

Món Cải Bẹ Xanh luộc chấm trứng rất hao cơm

8.2 Cải Bẹ Xanh xào tỏi

Đây là một món ăn không chỉ thanh đạm mà còn thơm ngon, làm cho bữa ăn trở nên phong phú và đậm đà. Để chuẩn bị món này, bạn chỉ cần cải bẹ xanh, tỏi và một số gia vị phổ biến.

Trước hết bạn hãy chần sơ cải bẹ xanh. Tiếp theo, phi thơm tỏi và thả cải bẹ xanh vào xào đều tay. Đồng thời nêm nếm gia vị để có hương vị vừa ổn, và khi thấy rau chín mềm là bạn có thể tắt bếp. Thưởng thức món này cùng với cơm nóng và một món mặn khác sẽ tạo nên bữa ăn ngon miệng và hấp dẫn.

8.3 Canh Cải Bẹ Xanh nấu tôm

Món canh cải bẹ xanh nấu tôm không chỉ thơm ngon mà còn thanh mát, là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn gia đình. Dưới đây là cách bạn có thể nấu món canh này:

Nguyên liệu:
– Cải bẹ xanh
– Tôm tươi
– Hành lá
– Gia vị (muối, tiêu, nước mắm, hoặc các gia vị ưa thích khác)

Hướng dẫn:
– Sơ chế và làm sạch các nguyên liệu. Cải bẹ xanh cắt thành đoạn nhỏ, tôm tươi bóc vỏ và tẩy chỉ.
– Giã nhuyễn hành lá và xay nhuyễn tiêu. Sau đó, giã nhuyễn tôm để có hỗn hợp tôm.
– Phi thơm phần hành đã giã nhuyễn trong nồi, sau đó thêm tôm vào, đảo sơ để tôm chín đều.
– Đổ nước vào nồi và đun sôi. Thả hết cải bẹ xanh vào nấu trên lửa lớn.
– Nêm nếm gia vị theo khẩu vị cá nhân, đợi cho cải bẹ xanh chín mềm và nước canh sôi lên lần nữa là có thể tắt bếp.

tiêu đề ảnh Cải Bẹ Xanh ảnh 10

Canh Cải Bẹ Xanh nấu tôm vô cùng thanh mát và bổ dưỡng

8.4 Canh Cải Bẹ Xanh nấu thịt bằm

Món canh Cải Bẹ Xanh với thịt bằm cũng rất đơn giản và thậm chí được đánh giá là “an toàn” hơn đối với những người có dị ứng với hải sản, khi mà tôm thường không thích hợp. Việc nấu canh cải bẹ xanh với thịt bằm được coi là lựa chọn tối ưu trong trường hợp này. Quy trình nấu món canh này giống hệt như món canh trên, chỉ cần thay thế tôm bằng thịt bằm. Ngoài ra, trong quá trình nấu, bạn hãy thường xuyên hớt bọt để nước canh trở nên trong suốt và thanh mát hơn. Đồng thời ăn kèm với cơm nóng và một món mặn khác là sự kết hợp hoàn hảo, không cần phải điều chỉnh thêm.

8.5 Cải Bẹ Xanh cuốn thịt bò

Món ăn này mặc dù sử dụng nguyên liệu phổ biến nhưng cách chế biến đặc sắc có thể làm mới không khí của bữa ăn gia đình hoặc thậm chí là bàn tiệc.

Nguyên liệu:
– Cải bẹ xanh
– Thịt bò phi lê
– Nấm
– Dưa leo, cà rốt, khế, chuối xanh (các loại rau củ ăn kèm)

Cách chế biến:
– Thái thịt bò thành từng miếng vừa ăn và ướp với gia vị như xả, tỏi băm nhỏ, dầu ăn và hạt nêm.
– Luộc nấm và sau đó đặt thịt bò vào nấm để thấm gia vị.
– Cuốn thịt bò và nấm trên lá cải xanh, kết hợp với các loại rau dưa, cà rốt, khế, chuối xanh.
– Chế biến nước tương pha chút mù tạt để chấm, tạo thêm hương vị độc đáo.

Món ăn này không chỉ gây ấn tượng bởi hương vị thơm ngon và độ giòn ngon miệng từ cải bẹ xanh mà còn bởi sự đa dạng của các thành phần kèm theo. Đây có thể là một lựa chọn tuyệt vời để đổi mới trong thực đơn gia đình hoặc tạo điểm nhấn hấp dẫn trong các bữa tiệc. Ngoài ra, cải bẹ xanh cũng có thể được sử dụng trong nhiều món khác nhau như canh cá rô, canh cá thác lác, nhồi thịt, mang lại sự đa dạng và dinh dưỡng cho bữa ăn.

Lời kết

Cải Bẹ Xanh là một trong những loại rau đặc trưng với màu xanh lá đậm, mang lại hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Chúng rất nổi bật với hàm lượng vitamin K và vitamin C đáng kể, cùng với các hợp chất thực vật có khả năng chống oxy hóa và chống ung thư. Do đó bạn hãy chú ý thêm loại rau này vào chế độ ăn hàng ngày để có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm sự hỗ trợ cho tim, mắt và củng cố hệ miễn dịch bạn nhé!

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi