Rau Cải Ngồng: Hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc đơn giản

Rau Cải Ngồng là một loại rau xanh ưa chuộng trong khẩu vị của đa số người Việt, chúng không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có thời gian sinh trưởng ngắn. Hơn nữa, cách trồng và chăm sóc loại cải này rất đơn giản, do đó mà ngày nay chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho việc trồng ch phục vụ cho nhu cầu gia đình và kinh doanh. Ở bài viết dưới đây Nuoitrong.com sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về các kỹ thuật trồng cải ngồng và cách chăm sóc cây để đạt được năng suất cao và chất lượng tốt!

Đặc điểm, nguồn gốc Rau Cải Ngồng

Rau Cải Ngồng có tên Tiếng anh là Chinese Broccoli, chúng được biết đến với các tên gọi khác như cải làn, cải rổ, thuộc họ thập tự. Loại rau này mang đến một hương vị tương đối giống với cải bẹ xanh và có thân lá giống như súp lơ.

Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và chúng rất thích hợp với khí hậu se lạnh. Cải ngồng có khả năng tạo hoa và tất cả các chất dinh dưỡng được tập trung chủ yếu vào phần hoa. Hoa của cải ngồng có màu vàng với cánh nhỏ nhắn và có thể ăn được.

Điều đặc biệt của loại rau này nằm ở phần hoa, chính đây là điểm để phân biệt giữa cải ngồng và cải ngọt. Ngoại hình của chúng có vẻ tương đồng, tuy nhiên lá của cải ngồng mọc quanh thân và thân lá có độ giòn nên rất thích hợp để ăn. Ngược lại, lá của cải ngọt mọc từ gốc cây.

tiêu đề ảnh cây Rau Cải Ngồng ảnh 1

Rau Cải Ngồng còn có các tên gọi khác như cải làn, cải rổ

Cách trồng Rau Cải Ngồng

Quá trình trồng Rau Cải Ngồng cần được chuẩn bị và thực hiện kĩ lưỡng từ khâu chuẩn bị đến khâu tiến hành trồng.

2.1 Chuẩn bị

Cải ngồng có lá khá nhỏ bé nên bạn có thể trồng cây trong nhiều không gian khác nhau như sân vườn, ruộng hoặc thậm chí trong thùng xốp. Hơn nữa, vì cây cần được tưới nước hàng ngày nên bạn cần chuẩn bị công cụ tưới nước phù hợp.

Loại cây này có tỷ lệ nảy mầm cao, gần như đạt >95% ngay cả khi hạt ở đời F2, F3… Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình phát triển của cây đạt chất lượng tốt nhất và phòng tránh bệnh tật từ hạt, việc mua hạt giống tại các đại lý uy tín vẫn là lựa chọn tốt nhất.

tiêu đề ảnh cây Rau Cải Ngồng ảnh 2

Bạn có thể trồng Rau Cải Ngồng trong sân vườn, ruộng hoặc thậm chí trong thùng xốp

2.2 Ngâm ủ và gieo hạt

Hạt cần được ngâm ủ khi mang về nhằm ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và một số bệnh khác. Hơn nữa, bạn nên sử dụng các loại thuốc ngâm chống sâu bệnh sẽ là một biện pháp hiệu quả trong quá trình này.

Sau khi ngâm hạt trong thuốc, quy trình tiếp theo là đặt hạt vào nước ấm, khoảng 50 độ C trong khoảng 2 giờ. Tiếp theo, hạt được đặt vào vải ẩm và ủ trong khoảng 12 giờ nhằm đảm bảo việc nứt vỏ của hạt trước khi tiến hành gieo.

Quá trình gieo cải ngồng được thực hiện tương tự như với các loại rau khác. Để đảm bảo việc hạt giống nảy mầm đồng đều, bạn nên trộn hạt với đất khô tơi xốp và sau đó rải lên bề mặt đất trồng. Sau khi gieo, hãy trải một lớp đất mỏng và nhẹ nhàng tưới nước lên bề mặt, đồng thời tránh tưới mạnh để tránh làm xô đất và hạt giống.

tiêu đề ảnh cây Rau Cải Ngồng ảnh 3

Hạt giống cần ngâm ủ nhằm hạn chế sự phát triển của nấm mốc

2.3 Làm đất và trồng Rau Cải Ngồng

Cải ngồng là loài cây mọng nước và dễ bị còi cọc, thậm chí có thể chết nếu đất không phù hợp. Để có kết quả tốt, đất phù hợp nhất để trồng cải ngồng là đất thịt pha cát, đất giàu mùn, đất bazan, đất phù sa và đất màu tơi xốp. Ngoài ra, việc trộn đất với phân chuồng hoai mục cũng giúp tăng cường độ xốp và cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển.

Hạt giống cây cải ngồng có thể nảy mầm ngay trên bề mắt đất. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đánh luống để trồng rau như những loại cải khác. Những luống trồng rau cải ngồng thường có bề mặt rộng tầm 45cm và chiểu cao từ 20-30cm. Trên một luống trồng 3 hàng cải, khoảng cách giữa các cây thuộc hàng dọc nên là khoảng 15cm để đảm bảo sự phát triển phù hợp của cây.

tiêu đề ảnh cây Rau Cải Ngồng ảnh 4

Các loại đất thích hợp để trồng Rau Cải Ngồng là đất thịt pha cát, đất giàu mùn, đất bazan, đất phù sa và đất màu tơi xốp

Cách chăm sóc Rau Cải Ngồng

Để chăm sóc Rau Cải Ngồng đúng cách, bạn chỉ cần chú ý thực hiện đúng theo các yếu tố sau:

3.1 Tưới nước

Cải ngồng vốn là là loại cây mọng nước, vì vậy bạn cần chú ý chỉ tưới trên bề mặt cây. Bạn nên tưới nước vào sáng sớm và chiều mát, khoảng 2 lần mỗi ngày để đảm bảo cây nhận đủ nước. Tuy nhiên, do là cây mọng nước nên chúng rất dễ bị úng nươc gây thối rễ hay thân cây. Vì vậy, bạn cần kiểm soát lượng nước phù hợp cũng như tạo độ tơi xốp, dễ thoát nước cho đất trồng.

Ngoài ra cần hạn chế việc tưới cây khi ánh nắng còn quá gắt, đặc biệt trong khoảng thời gian nhiệt độ cao. Bởi tưới nước trong thời gian này có thể làm giảm đột ngột nhiệt độ đất, trong khi nhiệt độ không khí vẫn cao. Sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột này có thể gây sốc cho cây và dẫn đến tình trạng héo lá, chết cây.

tiêu đề ảnh cây Rau Cải Ngồng ảnh 5

Rau Cải Ngồng là loại rau mọng nước do đó bạn cần tưới ướt bề mặt cho cây

3.2 Bón phân

Khi Rau Cải Ngồng đã phát triển được 7 ngày kể từ khi ra lá thật, bạn nên bắt đầu quá trình bón thúc bằng việc sử dụng phân NPK Hà Lan với tỷ lệ 20-20-15. Tiếp theo, thực hiện bón phân lặp lại vào ngày thứ 10 và 20 trong quá trình phát triển của cây cải ngồng.

Bạn cần lưu ý về thời gian sinh trưởng của rau cải ngồng. Cải ngồng vốn là loại rau ngắn ngay, vòng đời của chúng thường kéo dài từ 30 đến 50 ngày. Do đó, từ ngày thứ 20 trở đi, bạn nên ngừng bón phân để đảm bảo rằng cây cải không tích tụ quá nhiều chất hóa học khi tiến gần đến giai đoạn thu hoạch. Từ đó sẽ giúp đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng có chất lượng tốt và không chứa lượng lớn các chất phụ gia.

3.3 Cắt tỉa

Sau khoảng một tuần kể từ khi cải ngồng nảy mầm, bạn có thể bắt đầu quá trình chọn lọc, loại bỏ cây bệnh hoặc thực hiện tỉa thưa cho luống rau. Đặc biệt, bạn cần duy trì khoảng cách giữa các cây trong khoảng 3 đến 4cm.

Hơn nữa, tỉa cải lần hai được thực hiện khi cây đã phát triển đến giai đoạn có 4 lá con, khoảng 20 ngày sau khi gieo trồng. Tại thời điểm này, bạn có thể chọn lựa đưa cây lên chậu để trồng hoặc thực hiện việc chia luống, giữ khoảng cách 40cm giữa mỗi cây.

Ngoài ra, bạn cần chú ý đến việc loại bỏ cỏ dại thường xuyên, khoảng 2 đến 3 lần mỗi tuần nhằm tránh việc cỏ chiếm dinh dưỡng và cản trở sự phát triển của cây rau. Từ đó sẽ giúp duy trì môi trường ổn định và tối ưu cho sự phát triển của cây rau mà không bị chen lấn.

tiêu đề ảnh cây Rau Cải Ngồng ảnh 6

Bạn cần thường xuyên loại bỏ cỏ dại, khoảng từ 2-3 lần mỗi tuần là tốt nhất cho cây

3.4 Phòng ngừa sâu bệnh hại

Rau Cải Ngồng thích nghi tốt với thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao và chúng có thể chịu lạnh. Dưới điều kiện thuận lợi như vậy, sự xuất hiện của sâu bệnh thường không gây nhiều lo ngại. Tuy nhiên, bạn vẫn cần kiểm tra để phát hiện sớm các loại sâu xanh ăn lá.

Trong các mùa khác nhau trong năm, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh và côn trùng ăn lá, đặc biệt là bọ nhảy, sên và rệp. Bọ nhảy thường là loại gây hại nhiều nhất, thường tạo lỗ chỗ trên lá và nhảy nhót khi bị xâm phạm.

Để kiểm soát bọ nhảy, việc phun thuốc trừ sâu là cần thiết. Chúng thường hoạt động mạnh vào ban ngày và tập trung ở giữa nõn cây, nõn hoa vào buổi chiều. Do đó, việc phun thuốc vào chập tối sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc diệt trừ.

Trong mùa nóng, cây cải ngồng dễ mất nước và có thể bị héo úa. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn nên sử dụng lưới che nắng, màn hoặc các phụ kiện chống nắng để bảo vệ cây. Lưới chống côn trùng cũng có thể được sử dụng để không chỉ giảm ánh sáng mặt trời mà còn ngăn chặn sự xâm nhập của các loại côn trùng gây hại cho cây rau.

Thu hoạch và bảo quản Rau Cải Ngồng

Rau Cải Ngồng có thể thu hoạch hoàn toàn sau khoảng 30 – 50 ngày từ khi gieo trồng. Việc tỉa lá có thể thực hiện cho đến khi ngồng cải chuẩn bị nở hoa, sau đó cả cây sẽ được cắt. Bạn có thể bảo quản cải ngồng trong tủ lạnh trong khoảng 1 tuần.

Ngoài ra, để tăng thời gian bảo quản, việc cắt nên thực hiện vào những ngày lá khô ráo, và nên cắt nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho cây. Cây cắt xong không cần rửa lại bằng nước, mà nên đặt vào hộp nhựa thân thiện với môi trường để bảo quản. Biện pháp này không chỉ đảm bảo rau được lưu giữ lâu hơn mà còn giúp cây không mất nhiều chất dinh dưỡng do hao hụt.

Lợi ích khi trồng Rau Cải Ngồng

Rau Cải Ngồng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể con người, cụ thể là:

5.1 Nâng cao hệ thống miễn dịch

Rau Cải Ngồng được coi là một nguồn vitamin C dồi dào với hàm lượng 45mg vitamin C trong mỗi 100g cải. Điều này đồng nghĩa với việc rau cung cấp khoảng 75% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể.

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn nhiễm trùng và giảm viêm, từ đó giúp cơ thể chống lại các bệnh tật. Đặc biệt, việc bổ sung vitamin C trong mùa lạnh có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

Ngoài ra, rau cải ngồng cũng là một nguồn tốt của vitamin B6, một loại vitamin quan trọng tham gia vào việc điều chỉnh lượng đường trong máu và duy trì hệ thống miễn dịch.

tiêu đề ảnh cây Rau Cải Ngồng ảnh 7

Rau Cải Ngồng rất giàu vitamin C từ đó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể

5.2 Làm đẹp da

Vitamin C có trong Rau Cải Ngồng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể mà còn mang lại nhiều lợi ích về sắc đẹp và sức khỏe của làn da. Vitamin C thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, một chất cần thiết để duy trì độ đàn hồi và sự tươi trẻ của da. Đồng thời, chúng cũng giúp giảm thiểu nếp nhăn và hỗ trợ quá trình lành vết thương trên da.

Bên cạnh đó, loại cải này cũng chứa nhiều nước, cung cấp độ ẩm cho cơ thể và nuôi dưỡng làn da. Điều này rất quan trọng để duy trì độ ẩm tự nhiên, giúp làn da trở nên mềm mại và tươi sáng. Sự kết hợp của vitamin C và độ ẩm giúp tái tạo tế bào da, đồng thời giữ cho làn da trông khỏe mạnh và rạng rỡ.

5.3 Tốt cho mắt

Cải ngồng chứa một lượng vitamin A đáng kể, một loại vitamin quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe mắt và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp và chứng quáng gà.

Các chuyên gia mắt xác định rằng vitamin A đóng vai trò cần thiết để cải thiện chứng quáng gà, một trạng thái mắt phổ biến gây khó chịu và ảnh hưởng đến thị lực. Sự bổ sung đầy đủ vitamin A từ cải ngồng có thể hỗ trợ giảm thiểu các vấn đề mắt và duy trì sức khỏe mắt một cách hiệu quả.

tiêu đề ảnh cây Rau Cải Ngồng ảnh 8

Trong cải ngồng cũng chứa hàm lượng vitamin A cao rất tốt cho mắt

5.4 Giúp ổn định huyết áp

Kali và sắt có trong cải ngồng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng huyết áp và hỗ trợ quá trình sản xuất tế bào hồng cầu. Kali đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh áp suất trong hệ tuần hoàn, trong khi sắt là một thành phần cần thiết để sản xuất hemoglobin, chất mang oxy trong máu.

Hơn nữa, khi kết hợp giữa Kali và sắt sẽ giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu và duy trì sự cung cấp oxy hiệu quả cho các tế bào trong cơ thể. Điều này góp phần quan trọng vào sức khỏe cơ bản và đảm bảo hoạt động tốt của các hệ thống cơ thể.

5.5 Hỗ trợ giảm cân

Bạn nên thêm Rau Cải Ngồng vào thực đơn giảm cân để gia tăng lượng chất xơ, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng mà không tăng thêm lượng calo. Theo nghiên cứu, chất xơ có trong Cải Ngồng có khả năng giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn và kiểm soát cảm giác thèm ăn. Điều này không chỉ hỗ trợ quá trình giảm cân mà còn đảm bảo bạn duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối và lành mạnh.

tiêu đề ảnh cây Rau Cải Ngồng ảnh 9

Rau Cải Ngồng giàu hàm lượng chất xơ từ đó giúp hỗ trợ giảm cân

5.6 Phòng bệnh loãng xương

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị thường xuyên tiêu thụ Rau Cải Ngồng để đề phòng chứng loãng xương. Bên trong loại rau này chứa lượng Canxi đáng kể, giúp cải thiện sức khỏe của răng và hệ xương. Ngoài ra, Vitamin K có trong rau cũng hỗ trợ cơ thể hấp thụ Canxi một cách hiệu quả hơn so với tình trạng bình thường. Từ đó sẽ duy trì sự chắc khỏe của xương và ngăn chặn tình trạng loãng xương.

5.7 Giảm nguy cơ bị thiếu máu

Chất sắt là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất tế bào hồng cầu trong cơ thể. Khi lượng hồng cầu đạt mức chuẩn thì vấn đề thiếu máu không còn là một lo ngại đáng kể. Theo nghiên cứu, Rau Cải Ngồng là nguồn cực kỳ giàu chất sắt, do đó thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho những người có nguy cơ hoặc đang trải qua tình trạng thiếu máu. Hơn nữa, việc bổ sung chất sắt từ thực phẩm như Cải Ngồng có thể giúp duy trì sự cân bằng chất sắt trong cơ thể và ngăn chặn tình trạng thiếu máu.

5.8 Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn

Những bệnh nhân mắc hen suyễn cần duy trì mức Folate trong huyết tương cao để bảo đảm hoạt động hiệu quả của hệ hô hấp. Khi mức Folate giảm xuống, bệnh nhân có thể trải qua các triệu chứng như thở khò khè và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Cải Ngồng với hàm lượng Folate cao sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh hen suyễn, giúp hỗ trợ và cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Một số chú ý khi sử dụng Rau Cải Ngồng

Rau Cải Ngồng mặc dù là một nguồn dưỡng chất phong phú và có lợi cho sức khỏe nhưng việc thêm chúng vào chế độ ăn cần được thực hiện một cách cân nhắc và đều đặn. Trong quá trình tiêu thụ, nếu không tuân thủ đúng lượng và cách ăn, cải ngồng có thể gây ra một số tác động phụ không mong muốn.

Đối với những người phải đối mặt với vấn đề dạ dày, việc ăn quá mức cải ngồng có thể gây ra phản ứng đầy bụng và tạo ra cảm giác khó chịu. Trong trường hợp của bệnh nhân thận, việc tiêu thụ quá nhiều cải ngồng cũng nên được hạn chế để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ thống thận.

Rau Cải Ngồng với khả năng giảm huyết áp nhưng cũng cần thận trọng đối với những người mang thai và người mắc bệnh cao huyết áp. Đối với những phụ nữ mang thai, không nên ăn cải ngồng quá 3 lần mỗi tuần để tránh tình trạng ảnh hưởng không mong muốn. Người bệnh cao huyết áp cũng cần tránh lạm dụng cải ngồng để duy trì sức khỏe.

Ngoài ra, người mắc chứng trào ngược dạ dày cũng cần chú ý đến lượng cải ngồng trong chế độ ăn hàng ngày của họ để tránh tình trạng không thoải mái và nguy cơ tái phát.

Bên cạnh đó, khi mua cải ngồng, bạn cần lựa chọn từ các nguồn uy tín như siêu thị hoặc cửa hàng bách hóa, và chú ý đến nguồn gốc xuất xứ. Không nên tiêu thụ cải ngồng khi chúng đã bị hư thối hoặc có dấu hiệu đèn nát. Trước khi ăn, bạn cần đảm bảo rằng cải ngồng đã được nấu chín kỹ và được sơ chế sạch sẽ với nước muối loãng để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Lời kết

Bài viết đã cung cấp cho bạn những kỹ thuật trồng Rau Cải Ngồng và chăm sóc cây một cách hiệu quả. Với đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc và vòng đời thu hoạch ngắn, cây cải ngồng trở thành lựa chọn phù hợp cho việc trồng để sử dụng trong gia đình và kinh doanh. Hy vọng rằng thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn thành công trong việc trồng và thu hoạch rau xanh sạch, phục vụ nhu cầu ẩm thực hàng ngày của bạn và cả gia đình nhé!

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi