Cá Vồ Cờ là loài cá quý hiếm | Cách nuôi và giá bán hiện nay

Cá vồ cờ là loài cá nước ngọt thuộc họ Cá tra của bộ Cá da trơn, chúng sinh sống chủ yếu ở khu vực sông Chao Phraya và Mê Kông. Nếu nắm được cách nuôi đúng kỹ thuật cá vồ cờ sẽ có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Nuoitrong.com sẽ hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhất đến bạn cách nuôi cá vồ cờ đúng kỹ thuật, mời bạn đọc tham khảo.

Giới thiệu về cá vồ cờ

Cá vồ cờ có tên khoa học là Pangasiusosystemwongsei, chúng còn có tên gọi khác là cá Thành Cát Tư Hãn. Đây là loài cá nước ngọt, thuộc bộ da trơn, sống chủ yếu ở khu vực sông Mekong và Chao Phraya.

Với những con cá vồ cờ trưởng thành cân nặng có thể đạt tới 300kg. Lưng của cá cao như ngọn cờ, có thể bẻ sóng như ngọn cờ, cá mập. Phía trước cá khá tròn trịa, đuôi đẹp, đầu rộng, phẳng, răng như lá mía, dáng vẻ khỏe khoắn, cổng tam giác nhọn. Cá có bộ ria mép kéo dài đến mang, lưng trên có màu xanh lam và phần bụng dưới có màu trắng.

Tính cách của loài này khá hung dữ, luôn được xếp vào danh sách những loài cá nước ngọt mạnh nhất thế giới. Đây là loài cá di cư và thường đẻ trứng trước khi di chuyển sang mùa mưa. Nếu nuôi trong bể cá cảnh, cá vồ cờ sẽ không sinh sản tự nhiên. Trong trường hợp muốn cá sinh sản vẫn có thể làm được nhưng vẫn phải kích kích trong khoảng thời gian 12 tiếng.

Cá Vồ Cờ tránh nuôi chung bể cùng với các loài cá nhỏ khác như: Cá bảy màu, cá vàng, cá thần tiên, cá tứ vân

tiêu đề ảnh cá vồ cờ ảnh 1

Cách nuôi cá vồ cờ đơn giản nhất

Cá vồ cờ chủ yếu được nuôi để cung cấp thực phẩm làm chủ yếu. Tuy nhiên cũng có không ít người lựa chọn loài cá này để nuôi làm cá cảnh bởi chúng sở hữu vẻ ngoài rất dũng mãnh. Để quá trình nuôi cá vồ cờ tại nhà được thuận lợi nhất bạn cần đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật như sau:

2.1 Cách lựa chọn cá vồ cờ

– Những chú cá vồ cờ khỏe mạnh cần phải có ngoại hình đồng đều, không bị dị tật, trên da không bị xước xát. Hoạt động của cá theo bầy đàn cần phải nhanh nhẹn, có phản ứng nhanh nhẹn với tiếng động, ánh sáng hay sự xuất hiện của những loài cá khác hay đồng bọn,

– Màu sắc trên thân cá vồ cờ cần phải rõ ràng, không có dấu hiệu bị mờ nhạt bởi đây được coi là dấu hiệu nghi cá đang mắc phải một bệnh gì đó.

– Bạn nên mua cá vồ cờ giống tại các cửa hàng kinh doanh uy tín, cung cấp được nguồn gốc rõ ràng. Cam kết đàn cá bán ra là hàng chuẩn, không phải hàng loại, có dấu hiệu bị bệnh.

2.2 Chọn bể cá

Cá vồ cờ là loài có kích thước lớn nên khi nuôi tại nhà bạn cần phải chọn một bể cá đủ rộng. Mật độ cá nuôi cũng cần phải thật hợp lý để cá có được không gian bơi lội, tránh trường hợp va chạm và khiêu chiến nhau. Mặt khác nếu nuôi cá quá đông sẽ làm mật độ oxy giảm nhanh hơn, cá có thể sẽ bị yếu và khó sinh trưởng tốt.

Nuôi cá vồ cờ không giống với các loài cá thủy sinh khác nên không cần phải quá chú trọng đến việc bố trí không gian bể cá. Miễn sao bạn đảm bảo được sự thoải mái để cá có thể tung tăng bơi lội là được.

Nguồn nước nuôi cá cũng cần phải thật đảm bảo, bạn cần phải tiến hành kiểm tra và xử lý nước một cách cẩn thận. Nếu nguồn nước bị nhiễm phèn cá vô cờ sẽ bị nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm.

tiêu đề ảnh cá vồ cờ ảnh 2

2.3 Lựa chọn bộ lọc cho bể cá

Trang bị một bộ lọc cho bể cá vô cờ là vô cùng cần thiết bởi nó là yếu tố đem tới sự phát triển khỏe mạnh cho đàn cá của bạn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều bộ lọc cho bể cá, bạn có thể cân nhắc lựa chọn một số loại như:

– Hệ thống lọc sủi vi sinh bio

– Hệ thống lọc trong

– Hệ thống lọc thác

– Hệ thống lọc treo

– Hệ thống lọc vách

– Hệ thống lọc tràn trên

– Hệ thống lọc thùng

– Hệ thống lọc tràn dưới

Tùy theo điều kiện và số lượng cá vồ cờ nuôi tai nhà mà bạn nên có sự lựa chọn bộ lọc cho bể cá của mình sao cho thích hợp.

tiêu đề ảnh cá vồ cờ ảnh 3

2.4 Nhiệt độ và ánh sáng

Khi nuôi cá vồ cờ, bạn không nên đặt cá ở nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào trong thời gian dài. Nên đặt ở vị trí cung cấp nhiệt độ, ánh sáng và oxy phù hợp cho cá. Đối với cá vồ cờ nhiệt độ phù hợp để cá sinh trưởng và phát triển đó là từ k26 – 28 độ C. 

2.5 Cách bước thả cá vào bể

Thời điểm thích hợp để thả cá vào bể đó là vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Tránh thả cá vào giữa trưa vì có thể sẽ gây sốc nhiệt.

Nếu cá mới mua về bạn không biết là có mắc phải mầm bệnh gì không thì chưa nên thả trực tiếp vào bể. Thay vào đó bạn cần phải cho ra một bể riêng để theo dõi và diệt mầm bệnh bằng thuốc, điều này để tránh lay sang các loài cá khác.
Để tránh gây nên tình trạng sốc cho cá, trước khi mua về bạn ngâm bịch cá trong nước khoảng 15 phút, sau đó mở miệng túi, múc một ca nước từ trong bể cho vào túi cá. Sau đó dần dần bạn sẽ hạ miệng túi xuống, tay mở miệng túi to ra, tay kia kéo từ dưới đáy túi lên để cá trôi ra khỏi túi. Tuyệt không đổ thẳng cáo vào trong bể vì như thế sẽ khiến cá bị sốc vì bị thay đổi môi trường quá đột ngột.

tiêu đề ảnh cá vồ cờ ảnh 4

2.6 Thức ăn cho cá vồ cờ

Cá vồ cờ là loài ăn tạp, chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Ví dụ như chúng có thể ăn các loài cá nhỏ, các sinh vật phù du hay các loại động thực vật thủy sinh từ nhỏ đến lớn. Đối với thức ăn tổng hợp, chế biến sẵn cũng ăn được đa dạng nhiều loại, không có dấu hiệu kén bất cứ loại nào.

Mặc dù là loài dễ ăn nhưng trong khẩu phần ăn hằng ngày bạn cần đảm bảo cung cấp lượng đạm cần thiết cho cá là từ 28 – 32% để cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Khi được ăn uống đủ chất và đúng liều lượng cá sẽ nhanh lớn hơn. Mỗi khi cho cá ăn xong bạn nên dọn sạch hết thức ăn thừa để tránh ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.

Trung bình với một chú cá vồ cờ được 04 tháng tuổi chiều dài sẽ đạt được từ 3 – 4cm, cân nặng khoảng 0.5kg.

Khi đàn cá cô cờ của bạn nuôi được từ 3 – 4 năm, trọng lượng đạt 3 – 4 kg thì đã có thể bước vào thời kỳ sinh sản và giao phối. Loài cá này mỗi năm sẽ đẻ trứng một lần thời gian dao động từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm.

tiêu đề ảnh cá vồ cờ ảnh 5

2.7 Cách vệ sinh bể cá vồ cờ

Tùy thuộc vào số lượng và mật độ cá bạn nuôi trong bể mà sẽ thực hiện vệ sinh bể cá, có thể là một tuần một lần, hai tuần một lần,… Dưới đây sẽ là các bước làm sạch bể cá vồ cờ đảm bảo nhất:

Bước 1: Kiểm tra chất lượng nước

Bạn kiểm tra nước xem mật độ chất thải nitơ trong bể cá có cao hay không.

Bước 2: Loại bỏ rêu và tảo

Bạn sẽ tiến hành loại bỏ rong rêu và tảo bám trong bể nuôi cá. Để tiết kiệm công sức cho việc dọn dẹp này, bạn cũng có thể nuôi thêm một số loài cá dọn bể cùng với cá vồ cờ.

Bước 3: Tắt thiết bị

Trước khi vệ sinh bể cá cần phải tắt thiết bị, đảm bảo đã rút phích của hết các ổ cắm. Bộ lọc hồ của cá nếu còn hoạt động mà không có nước thì có thể sẽ bị hỏng.

Bước 3: Làm sạch bộ lọc

Trong bình 1 tháng bạn cần vệ sinh bộ lọc một lần. Việc vệ sinh sẽ giúp loại bỏ hết các loại chất thải bám trên bộ lọc.

Bước 4: Đổ đầy nước và bật thiết bị

Bạn sẽ đổ đầy nước sạch với mật độ cần thiết, để đảm bảo hơn bạn có thể cho thêm chất khử clo trực tiếp vào trong bể cá của mình. Sau khoảng thời gian 1 tiếng bạn sẽ bật lại các thiết bị lọc lên.

Bước 5: Lau kính

Cuối cùng bạn dùng một chiếc khăn sạch để lau lại toàn bộ bể cá.

tiêu đề ảnh cá vồ cờ ảnh 6

2.8 Chăm sóc sức khỏe cho cá vồ cờ

2.8.1. Bệnh mốc nước

Đây là bệnh gặp ở hầu hết các loại cá nước ngọt trong đó có cá vồ cờ. Nguyên nhân gây bệnh là do một số giống nấm như Sarolegnia, Achlya, Leptolegnia, Aphanomices.

Dấu hiệu bệnh là trên da cá sẽ xuất hiện các vùng trắng xám, đó là các sợi nấm cỏ mềm. Bệnh gây nên cảm giác khó chịu, cá sẽ cọ xát vào thành bể làm bong tróc da khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Cách điều trị đó là bạn sẽ sử dụng thuốc diệt nấm cho cá. Có thể dùng một số loại hóa chất như Methylen 2 – 3g/m3, KMnO4 1 – 2g/m3 cho vào bể và lặp lại 2 lần trong 1 tuần

2.8.2. Bệnh trùng mỏ neo

Nguyên nhân gây bệnh là do trùng mỏ neo thuộc giống Leronaea. Chúng ký sinh trên da, vẩy, mang, hốc mũi, mắt và miệng cá. Khi mắc phải cá vồ cờ sẽ có dấu hiệu chậm chạp, kém ăn, trên thân nổi các vết màu đỏ.

Cách điều trị đó là bạn sẽ sử dụng lá xoan 0,4 – 0,5 kg/m3 nước bón vào ao nuôi cá bị bệnh có thể tiêu diệt được ký sinh trùng Lernaea. Hoặc bạn có thể điều trị bằng cách sử dụng dung tích thuốc tím KMnO4 nồng độ 10 – 12g/m3 tắm từ 1 – 2h.

tiêu đề ảnh cá vồ cờ ảnh 7

2.8.3. Hội chứng lở loét

Nguyên nhân gây nên hội chứng lở loét ở cá là do nấm Alphanomyces Invadan phát triển len lỏi ăn sâu vào trong thịt cá. Khi mắc phải cá sẽ có dấu hiệu chán ăn, chậm cạp, xuất hiện các vết lở loét.

Để điều trị định kỳ 2 tuần/lần bạn sẽ hòa vôi té đều khắp mặt hồ nuôi. Để phòng tránh ngay từ ban đầu, đối với đàn cá giống khi mới mua về bạn nên tắm NaCl 2-3% trong 5-15 phút để tẩy trùng tác nhân bên ngoài.

Giá bán cá vồ cờ bao nhiêu? Địa chỉ kinh doanh uy tín?

Cá vồ cờ hiện nay có giá bán khá chênh lệch tùy theo kích thước. Để mua được đàn cá chất lượng tốt bạn nên lựa chọn các địa chỉ kinh doanh uy tín, có cam kết về nguồn gốc. Tuyệt đối không mua giống cá chất lượng kém, giá rẻ, cá thải vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và thời gian chăm sóc đàn cá.

Trên đây là hướng dẫn của Nuoitrong.com về cách nuôi cá vồ cờ đơn giản và hiệu quả tại nhà. Bạn đọc hãy áp dụng theo đúng những kiến thức này để đàn cá của gia đình luôn khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh, không bị sâu bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!

Lưu ý

– Kích thước của bể cá sẽ phụ thuộc vào kích cỡ và mật độ của cá. Kích thước trung bình để đuôi cá vồ cờ nên từ 80cm trở lên là phù hợp.

– Mặc dù là loài cá không kén ăn nhưng trong quá trình nuôi tại nhà bạn cũng cần đảm bảo cung cấp cho cá lượng dinh dưỡng cần thiết để cá phát triển.

– Cá vồ cờ không thể tự sinh sản khi nuôi tại nhà, nên nếu muốn cá sinh sản bạn cần phải có sự tác động về mặt sinh học.

– Thường xuyên thay nước để cung cấp môi trường sống lý tưởng cho cá

– Quan sát biểu hiện cả cá, nếu thấy ăn kém, bơi chậm cần tìm nguyên nhân và giải pháp điều trị ngay.

Câu hỏi thường gặp

  • Vì là loài cá có kích thước lớn nên bạn cần phải chọn bể cá đủ rộng để cá có không gian bơi lội. Không nên nuôi mật độ quá đông vì sẽ khiến cá bị thiếu hụt oxy.
  • Cửa hàng kinh doanh lâu năm, có thương hiệu, được nhiều người biết đến. Đồng thời có các kênh hỗ trợ qua facebook, zalo, website, hotline,... Giá bán hợp lý, không chộp giật, giao hàng nhanh,...
  • Nhìn chung việc nuôi loài cá này khá thuận lợi, không tốn nhiều công sức. Bởi lẽ cá có sức đề kháng cao, không dễ mắc bệnh trong quá trình nuôi. Chỉ cần trong quá trình chăm sóc bạn tuân thủ theo đúng kỹ thuật nuôi là được

Link tham khảo

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn để có thể phát triển nội dung tốt hơn nhé!

    Tuyệt vời

    Chúng tôi yêu những câu chuyện thành công. Nếu bạn có thêm một phút, bạn có thể chia sẻ một hoặc hai câu về việc bài viết này đã giúp bạn như thế nào không?

    Chúng tôi có thể đăng câu chuyện của bạn lên bài viết này để truyền cảm hứng cho những độc giả khác không?

    Vâng, đăng câu chuyện của tôi cho những độc giả khác xemKhông, chỉ cần gửi phản hồi của tôi một cách riêng tư tới các biên tập viên của nuoitrong

    Muốn hỗ trợ chúng tôi trong việc giúp đỡ nhiều độc giả như bạn?

    Có, tôi muốn tìm hiểu thêm về cách đóng góp cho sứ mệnh của nuoitrongKhông, không phải lúc này

      Chúng tôi xin lỗi :((

      Có chuyện gì đã xảy ra với trại nghiệm của bạn?

      Các hướng dẫn đã không làm việc.Tôi không thể làm theo hướng dẫn.Bài viết này đã không mô tả vấn đề của tôi.Đây là một chủ đề ngu ngốc.

      Đăng kí nhận thông tin mới nhất từ chuyên gia của chúng tôi